Khám phá

‘Thần mộc’ 1.500 tuổi - cây di sản của Việt Nam: Cao 70m, được lực lượng chức năng bảo vệ nghiêm ngặt

Cây thuộc loại quý hiếm có đường kính gần 4m, cao 70m, với tuổi thọ lên đến 1.500 năm. Hiện tại, ‘thần mộc’ đang được quản lý và bảo vệ vô cùng chặt chẽ.

Cây vải 1.500 tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt: Cao 16m, bất ngờ kết trái trĩu cành sau 1 thập kỷ tịt quả / Tại sao người xưa thường ăn cỏ và vỏ cây thay vì ăn “cá tôm” khi nạn đói xảy ra?

Trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa tồn tại 2 quần thể cây sa mộc dầu và cây pơ mu từ hàng trăm đến hàng nghìn năm tuổi. Nổi bật nhất là 1 cây sa mộc dầu có tuổi thọ 1.500 năm có đường kính gần 4 m, thân thẳng đứng, cao khoảng 70 m.

Than-moc-1500-tuoi-di-san-cua-viet-nam-cao-70m-duoc-luc-luong-chuc-nang-bao-ve-nghiem-ngat-1

Cận cảnh cây gỗ quý ở Thanh Hóa
Than-moc-1500-tuoi-di-san-cua-viet-nam-cao-70m-duoc-luc-luong-chuc-nang-bao-ve-nghiem-ngat-2
Than-moc-1500-tuoi-di-san-cua-viet-nam-cao-70m-duoc-luc-luong-chuc-nang-bao-ve-nghiem-ngat-4

Than-moc-1500-tuoi-di-san-cua-viet-nam-cao-70m-duoc-luc-luong-chuc-nang-bao-ve-nghiem-ngat-3
Ảnh: Báo VnExpress

Cây có tên khoa học là Cunninghamia konishii thuộc họ nhà thông, có phân bố khoảng 1.000ha, sống trên độ cao khoảng 1.200m so với mực nước biển. Năm 2013, cây được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam.

Bên cạnh đó, Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên còn có 1 cây pơ mu đường kính gần 3m, tuổi thọ trên 1.000 năm, cao trên 60m. Cây có tên khoa học là Fokienia hodginsii, phân bố trên 4.000ha, sống ở độ cao 800-1.200m so với mực nước biển.

Than-moc-1500-tuoi-di-san-cua-viet-nam-cao-70m-duoc-luc-luong-chuc-nang-bao-ve-nghiem-ngat-5

Than-moc-1500-tuoi-di-san-cua-viet-nam-cao-70m-duoc-luc-luong-chuc-nang-bao-ve-nghiem-ngat-6

Than-moc-1500-tuoi-di-san-cua-viet-nam-cao-70m-duoc-luc-luong-chuc-nang-bao-ve-nghiem-ngat-7

Suốt những năm qua, người dân địa phương luôn xem loài sa mộc dầu, pơ mu nghìn năm tuổi là “thần mộc” và luôn có ý thức cùng với lực lượng chức năng bảo vệ nghiêm ngặt.

“Cả bản có 180 hộ chủ yếu là người Thái, tất cả đều coi hai cây nghìn năm tuổi là ‘thần mộc’ và bảo vệ nghiêm ngặt. Dân bản hàng trăm năm nay sống dựa vào rừng. Chính những cánh rừng nguyên sinh là nơi khởi nguồn, cung cấp nước cho sinh hoạt và trồng trọt, vì thế chúng tôi luôn nhắc nhở nhau cùng giữ rừng như bảo vệ nguồn sống của mình”,ông Lang Hồng Tuyên - Bí thư chi bộ kiêm trưởng bản Vịn cho biết.

 

Ngoài ra, nơi đây cũng được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học hàng đầu của cả nước, trong đó: Hệ động vật với 1.811 loài, có 94 loài quý hiếm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới; hệ thực vật với 1.228 loài, có 56 loài nguy cấp, quý hiếm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới.

Than-moc-1500-tuoi-di-san-cua-viet-nam-cao-70m-duoc-luc-luong-chuc-nang-bao-ve-nghiem-ngat-8

Từ những tài nguyên quý giá trên, UBND huyện Thường Xuân đã quy hoạch xây dựng bản Vịn thành điểm du lịch cộng đồng kết hợp du lịch khám phá nhằm khai thác thế mạnh hiện có, hướng tới phát triển du lịch xanh và bền vững.

Để đến khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, từ bản Vịn, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, khách cần thêm chừng ba giờ đi bộ đường rừng và phải có cán bộ kiểm lâm, người dân bản địa làm hoa tiêu giúp băng qua nhiều con suối, đèo dốc khúc khuỷu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm