Khám phá

Đây là vùng đất duy nhất ở Việt Nam xứng với danh xưng ‘quê vua, đất chúa’, ẩn chứa long mạch ngàn năm

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa một vùng đất nào ở Việt Nam sản sinh ra nhiều vua, chúa như nơi đây. Mảnh đất này còn nổi tiếng bởi truyền thống hiếu học, luôn đi đầu trong những phong trào học tập.

Thành phố lâu đời nhất Việt Nam, sánh ngang với Rome, Paris, sở hữu loạt kỷ lục thế giới / Thành phố nào ở Việt Nam được ví là 'tiểu Paris'?

Hà Nội có thể là thủ đô ngàn năm văn hiến, nơi tinh hoa đất nước hội tụ. Nghệ An có thể là vùng đất sản sinh ra nhiều nhân tài nhất Việt Nam. TP.HCM có thể từng được gọi là “hòn ngọc Viễn Đông”. Nhưng để kể ra nơi được mệnh danh “quê vua, đất chúa”, là điểm phát tích nhiều triều đại nhất Việt Nam thì chỉ có một cái tên xứng tầm nhắc đến – Thanh Hóa.

thanh-hoa-1
Nét đẹp của núi Bàn A và Đại Hùng tự (thường gọi là chùa Vồm) trên địa bàn phường Thiệu Khánh, TP Thanh Hóa gắn liền với hai nhân vật “khổng lồ” trong huyền thoại xứ Thanh là ông Vồm và ông Bưng. Ảnh: Báo Thanh Hóa

Trải qua hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước, Thanh Hóa là nơi phát tích của nhiều triều vua nhất nước ta. Nơi đây là quê hương 4 triều vua, 2 dòng chúa. Dù không phải địa phương được chọn làm nơi đóng đô, xây kinh thành nhiều nhất, nhưng Thanh Hóa vẫn là nơi sinh ra nhiều vua nhất. Người xưa vẫn thường nói Thanh Hóa là vùng “quê vua, đất chúa” hay đất “đế vương chung hội”; hoặc quen thuộc hơn có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”.

Kể ra cụ thể hơn thì có 4 vị vua xuất thân từ Thanh Hóa là: Nhà Tiền Lê (2 người), nhà Hồ (2 người), nhà Hậu Lê (27 người) và nhà Nguyễn (13 người). Bên cạnh đó còn 2 dòng là chúa Trịnh và chúa Nguyễn.

thanh-hoa-2
Năm 1428 Lê Lợi lập ra nhà Hậu Lê. Ông là người Thanh Hóa. Ảnh: Kiến thức

Thanh Hóa mới đầu có tên là Cửu Chân dưới thời Bắc thuộc, sau này gọi là Ái Châu. Đến thời nhà Lý, tỉnh này được đổi tên thành Thanh Hoa. Về sau, tỉnh được đổi thành Thanh Hóa để tránh trùng tên húy với bà Hồ Thị Hoa (vợ vua Minh Mạng).

Dù ở thời kỳ nào, Thanh Hóa luôn được đánh giá là vùng đất địa linh nhân kiệt, có ý nghĩa đặc biệt về phong thủy. Thậm chí, dựa trên yếu tố tâm linh, nhiều người tin chắc Thanh Hóa có chứa long mạch. Thế nên nơi đây mới sinh ra nhiều vị vua, chúa như vậy.

thanh-hoa-4
Đền Đô thờ tám vua triều Lý. Ảnh: CAND

Thêm một lý do để mọi người tin Thanh Hóa ẩn chứa long mạch là vì xưa kia nhiều thầy phong thủy, địa lý phương Bắc đã tìm cách trấn yểm vùng đất này. Chuyện kể rằng, quân xâm lược phương Bắc khi đặt chân đến nơi đây, thấy có rừng, có biển, có sông, có rừng già, mọi thứ đều rất đắc địa thì sinh ra sợ hãi. Chúng nói với nhau, sợ rằng vùng đất này sẽ sản sinh ra bậc đế vương để chống lại mình.

 

Đâu chỉ vậy, xứ Thanh còn là xứ sở của truyền thuyết, huyền thoại, gắn liền với lịch sử dân tộc từ ngàn xưa. Giáo sư Ngô Đức Thịnh từng nhận xét: “Thanh Hóa là vùng đất vừa mang tính huyền thoại vừa mang tính lịch sử”. Ở nơi đây, hầu hết mọi ngọn núi, dòng sông, ngôi làng đều gắn liền với những truyền thuyết, mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc.

thanh-hoa-5
Thanh Hóa ngày nay. Ảnh: Internet

Hiện nay, Thanh Hóa không chỉ là một tỉnh phát triển, đạt được nhiều thành tựu về văn hóa, xã hội mà còn gây ấn tượng bởi truyền thống hiếu học. Gần đây nhất, xứ Thanh dẫn đầu cả nước về tỷ lệ đạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT 2023 – 2024.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm