Tộc người suýt tuyệt chủng của Việt Nam sở hữu rừng gỗ sưa trăm tỷ, 20 năm không bán một cây nào
Loài cây ‘ăn thịt’ từng biến mất ở Việt Nam 100 năm trước nay tái xuất thần kỳ, có rất ít cá thể ngoài tự nhiên / Lý do thâm sâu đằng sau hình ảnh 108 anh hùng Lương Sơn Bạc ăn món thịt 'cấm' thời nhà Tống
Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) từng là "vương quốc gỗ sưa" nhưng vì sự phá hoại của lâm tặc những năm 90 của thế kỷ trước mà gỗ sưa nơi đây dần cạn kiệt. Thế nhưng, mọi chuyện thay đổi kể từ khi có sự xuất hiện của người A Rem.
Tộc người A Rem là tộc người được phát hiện muộn nhất ở Việt Nam vào năm 1956 bởi bộ đội biên phòng nước ta. Họ sống trong các hang đá của rừng Phong Nha - Kẻ Bàng, lấy vỏ cây làm khố, thức ăn chủ yếu là bột nhúc, bột đoác… Năm 1960, tộc người này đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng khi chỉ còn vài chục người. Dưới sự giúp đỡ của nhà nước cũng như các cấp chính quyền mà họ quy tụ thành làng xã, sống bằng nghề trồng rừng.
Thưở mới lập bản, khi được cán bộ hỏi nên chọn giống cây gì phù hợp và có giá trị kinh tế để trồng, dân bản đồng loạt nói cây sưa bởi loại cây này đã gắn bó với họ từ khi còn sống trong hang đá. Từ lúc nhận giống loài sưa đỏ cho đến nay là gần 20 năm, người A Rem đã gây dựng lên một rừng sưa tươi tốt, canh giữ nghiêm ngặt không để lâm tặc lọt vào cưa trộm. Sau trận bão lớn năm 2017, một số gốc sưa của người A Rem bị gãy hoặc bật gốc để lộ nhiều cây đã có lõi đỏ au khiến thương lái nhiều nơi tìm đến hỏi mua với giá đổ đồng 50 triệu/cây nhưng bị chính quyền xã và người dân từ chối ngay.
Một cựu cán bộ từng gắn bó với người A Rem nhiều năm đã lý giải nguyên do vì sao có thể tin tưởng tộc người này gìn giữ rừng sưa. Ông cho biết:“Vốn người A Rem rất yêu rừng. Bằng chứng là tổ tiên của người A Rem sống trong hang đá, tất cả vật dụng, lán trại đều được làm bằng tre nứa mà không hề đụng đến một cây rừng. Họ quan niệm, mỗi cây rừng đều có hồn vía của nó, cây càng cổ thụ, càng to lớn thường là nơi thần rừng trú ngụ, nên bảo người A Rem chặt rừng sưa để bán là điều không thể”.
Nhận thức được giá trị của rừng sưa nên người A Rem luôn cảnh giác cao độ mỗi khi có người lạ muốn xâm nhập vào rừng sưa của họ. Hầu hết chỉ có ai thân thiết hoặc được cán bộ xã giới thiệu thì mới được đặt chân vào. Dù người A Rem đến nay vẫn còn đang rất khó khăn nhưng nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước vào những mùa giáp hạt nên 8ha rừng sưa của họ vẫn còn nguyên vẹn, không cần bán đi 1 gốc sưa nào. Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nhìn thấy được lòng yêu rừng của người A Rem nên cũng tin tưởng giao cho họ bảo vệ thêm 4.000ha rừng vùng lõi di sản nơi đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loài vật có 'của quý' lớn nhất thế giới và cách giao phối đầy ám ảnh của con đực với con cá
Kinh ngạc với hình ảnh UFO hình chữ thập được cho là bị rò rỉ từ nguồn dữ liệu UFO tuyệt mật của Mỹ
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?