Khám phá

Đệ nhất cao thủ bí ẩn trong "Thủy hử", Lư Tuấn Nghĩa gặp ông phải quỳ, Lâm Xung và Võ Tòng không dám giao đấu

Các anh hùng Lương Sơn bạc không phải là đối thủ của đệ nhất cao thủ này.

Dũng tướng Thủy Hử: Lâm Xung - Kẻ múa giáo vô địch thiên hạ / Võ Tòng của Thủy Hử: Cao thủ "đầu đội trời, chân đạp đất"

Trong các tác phẩm võ hiệp đều có một cao thủ tuyệt thế bí ẩn, võ công của những cao thủ này trên hẳn tất cả mọi người, nhưng lại rất hiếm khi xuất hiện, hoặc hoàn toàn không cần xuất hiện, ví dụ như nhà sư quét rác trong "Thiên long bát bộ" , Độc Cô Cầu Bại trong "Thần điêu đại hiệp", Hoàng Sam nữ tử trong "Ỷ Thiên Đồ Long ký"…

Võ công của họ đều cao thâm khó lường, làm việc lại hết âm thầm, trên giang hồ chỉ lưu truyền câu chuyện về họ.

Trong "Thủy hử" cũng tồn tại một nhân vật như vậy, ông chính là Châu Đồng.

Nhân vật này thậm chí còn thật sự tồn tại trong lịch sử. Ông là bậc thầy võ thuật của giai đoạn chuyển giao Bắc - Nam Tống, nổi tiếng nhờ kỹ thuật bắn tên tuyệt đỉnh, được người đời gọi là "Thiểm Tây đại hiệp Thiết tí bác Châu Đồng".

Tương truyền Châu Đồng là hậu duệ của Khương Duy thời Tam Quốc, bái bậc thầy võ thuật của Thiếu Lâm là Đàm Chính Phương làm sư phụ, được chân truyền của phái Thiếu Lâm, thuộc lòng binh pháp thao lược, có thể nói văn võ song toàn.

Vì trên triều ông đưa ra chủ trương đánh trả Liêu Kim nên bị tẩy chay, từ đó chuyên tâm nghiên cứu võ thuật, cuối cùng trở thành bậc thầy một thời.

Nếu phải nói rốt cuộc võ công của ông lợi lại đến nhường nào, vậy thì nhìn vào các đệ tử của ông, chúng ta sẽ hiểu được phần nào.

Đệ tử đầu tiên là Lư Tuấn Nghĩa. Ông có ngoại hiệu Ngọc Kỳ Lân, tài dùng gậy vô địch thiên hạ. Lư Tuấn Nghĩa cầm trong tay Kỳ lân hoàng kim mâu, trên người khoác Kỳ lân hoàng kim giáp, cưỡi bảo mã Kỳ lân thú, được liệt vào hàng "Tam kiệt Hà Bắc".

Đệ nhất cao thủ bí ẩn trong Thủy hử, Lư Tuấn Nghĩa gặp ông phải quỳ, Lâm Xung và Võ Tòng không dám giao đấu - Ảnh 2.
Hình ảnh các nhân vật anh hùng hảo hán trong phim "Thủy hử".

Trước khi gia nhập Lương Sơn, ông từng đại chiến với quần hùng Lương Sơn tại bãi Kim Sa, về sau bị kẻ khác hãm hại, may mắn được hảo hán Lương Sơn cứu giúp, bị ép phải nhập hội.

Trong trận chiến với Tăng Đầu Thị, ông bắt sống được Sử Văn Cung, uy chấn thiên hạ. Lư Tuấn Nghĩa xếp thứ hai ở Lương Sơn, võ công có thể xếp hàng thứ nhất.

Đệ tử thứ hai là Lâm Xung. Ông có ngoại hiệu Báo Tử Đầu, là giáo đầu quản lý tám mươi vạn cấm quân Đông Kinh, vì bị cha con Cao Cầu hãm hại nên buộc phải lên Lương Sơn Bạc, trú tuyết ở miếu Sơn Thần, giết nhanh gọn ba tên giặc, không dùng sở trường là thương, chỉ dùng đao đã đánh ngang cơ với Thanh Diện Thú Dương Chí, bắt sống Hỗ Tam Nương, đánh hoà Song Tiên Hô Diên Chước, cả đời chinh chiến, chưa từng thua trận.

Ông xếp hàng thứ sáu ở Lương Sơn Bạc, võ công có thể xếp vào top 3.

Đệ tử thứ ba là Sử Văn Cung. Ông từng là giáo đầu của Tăng Đầu Thị, thành thạo cưỡi ngựa bắn cung. Sử Văn Cung đã dùng cung tên bắn chết Tiều Cái, về sau bị Lư Tuấn Nghĩa bắt sống.

 

Võ Tòng là đệ tử trên danh nghĩa của Châu Đồng, được người giang hồ gọi là "Hành giả Võ Tòng". Võ Tòng nổi tiếng vì từng dùng tay không đánh chết một con hổ ác trên gò Cảnh Dương. Bởi thời gian Võ Tòng được ở cạnh Châu Đồng không dài, ông chỉ được Châu Đồng chỉ bảo về quyền thuật, cho nên chỉ có thể coi là đệ tử trên danh nghĩa.

Châu Đồng còn một đệ tử nhỏ nữa, đó chính là Nhạc Phi tiếng tăm lừng lẫy.

Đệ nhất cao thủ bí ẩn trong Thủy hử, Lư Tuấn Nghĩa gặp ông phải quỳ, Lâm Xung và Võ Tòng không dám giao đấu - Ảnh 4.
Hình ảnh nhân vật Nhạc Phi trên phim.

Nhạc Phi là đệ tử cuối cùng của Châu Đồng, ông đã hào phóng truyền dạy những gì cả đời mình học được cho Nhạc Phi, thậm chí còn tặng hai cây cung dài ngày thường được ông yêu thích nhất cho đệ tử này.

Người ta đồn rằng Nhạc Phi được chân truyền Phiên tử quyền của Châu Đồng, đồng thời phát triển thêm, sáng tạo nên Ưng trảo Phiên tử môn. Đây là lý do tại sao sau này người trong võ lâm thường nói Ưng trảo quyền bắt nguồn từ Nhạc Phi thời Nam Tống.

Bởi thời kỳ Nhạc Phi hoạt động sôi nổi muộn hơn các sư huynh đồng môn của ông rất nhiều năm, do đó có thể phán đoán, ở thời kỳ Thuỷ hử, sư phụ Châu Đồng của ông đang ở trong độ tuổi chín muồi, cho nên người có võ công đứng đầu trong "Thủy hử" chắc hẳn phải là ông.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm