Võ Tòng của Thủy Hử: Cao thủ "đầu đội trời, chân đạp đất"
Điềm báo kỳ lạ về tên gọi ứng với cuộc đời Võ Tòng, Ngô Dụng / Ly kỳ thế võ biến ảo giết cọp của võ sư Việt môn phái 'Võ Tòng đả hổ'
Võ Tòng xuất thân từ huyện Thanh Hà, phủ Đông Bình, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được người anh trai Võ Đại Lang nuôi dạy. Võ Tòng được mô tả là tráng kiện, cao 8 trượng, oai hùng, mắt sáng như sao, mày ngài, ngực rộng, cơ bắp cuồn cuộn.
Hình ảnh Võ Tòng tên tuổi lẫy lừng trong phim "Thủy Hử"
Từ nhỏ Võ Tòng đã mê luyện võ thuật, từng học võ tại Thiếu Lâm tự, lại gặp gỡ đại sư Chu Đồng (sư phụ của Lâm Xung, Lư Tuấn Nghĩa, Nhạc Phi). Lớn lên ông có võ nghệ cao cường, thường hay uống rượu, thích hành hiệp trượng nghĩa, nổi tiếng là con người nghĩa khí.
Biệt hiệu Hành giả của Võ Tòng được ghi lại trong cuốn “Đại Tống Tuyên Hòa di sự”, nói về cuộc khởi nghĩa do Tống Giang đứng lên vào năm 1119 đời Tống Huy Tông. Thực ra khi đó cuộc khởi nghĩa do Tống Giang cầm đầu chỉ là 1 trong 200 cuộc khởi nghĩa khác do nông dân tự đứng lên. Cuốn này có ghi Võ Tòng là người đứng thứ 30 trong số các anh hùng Lương Sơn Bạc.
Theo truyện Thủy Hử, Võ Tòng từng đả hổ ở Cảnh Dương rồi làm Đô Đầu, trước khi giết Tây Môn Khánh, rồi đến Tưởng Môn Thần. Võ Tòng lên Lương Sơn khởi nghĩa rồi cuối cùng theo Tống Giang chiêu an triều đình, đi đánh dẹp Phương Lạp. Tại Mục Châu, ông bị Bao Đạo Ất chém mất một cánh tay, được Lỗ Trí Thâm cứu thoát. Sau khi thắng trận Võ Tòng không về nhận chức mà xuất gia tại tháp Lục Hòa, Hàng Châu, được phong là Tĩnh Trung thiền sư và thọ 80 tuổi mới mất.
Trong "Kim Bình Mai" kể lại Võ Tòng báo thù Tây Môn Khánh nhưng lại nhầm người, bị đày đi Mạnh Châu, sau quay về thì Tây Môn Khánh đã bệnh chết, bèn giết chị dâu Phan Kim Liên rồi lên Nhị Long Sơn.
Tuy vậy Võ Tòng trong các sử tích khác lại được mô tả là người khác hoàn toàn. Như “Lâm An huyện chí”, “Tây Hô đại quan”... đều có ghi rõ Võ Tòng là quan đề hạt trong phủ Hàng Châu, là người hiệp nghĩa vì dân trừ hại.
Theo đó, Võ Tòng vốn là người mãi võ, luân lạc giang hồ, "tướng mạo kỳ vĩ, thường biểu diễn võ nghệ nơi trước Dũng Kim môn". Quan tri phủ Hàng Châu là Cao Quyền thấy Võ Tòng võ nghệ cao cường, nhân tài xuất chúng mới cho mời vào phủ, nhận chức đô đầu (phụ trách về mảng tội phạm hình sự của huyện nha).
Không lâu sau, Võ Tòng trở thành người được tri phủ Cao Quyền trọng dụng. Về sau Cao Quyền bị hãm hại, Võ Tòng cũng phải ra khỏi nha môn. Quan tri phủ mới là Sái Quân bị dân chúng Hàng Châu oán hận gọi y là "Sái Hổ", chính vì thế Võ Tòng quyết tâm vì dân trừ hại.
Võ Tòng một mình giấu đao, nấp trước Sái phủ, khi "Sái Hổ" cùng quân lính tiền hô hậu ủng vừa đến thì liền dũng mãnh lao vào truy sát. Võ Tòng đâm chết "Sái Hổ", tuy nhiên ông bị quân lính bao vây bắt lại, sau đó ông bị dùng cực hình chết trong ngục. Dân chúng sau đó an táng ông ở bên cầu Tây Linh, Hàng Châu. Biệt hiệu "Võ Tòng" đả hổ trong tích này là do ông giết "Sái Hổ" chứ không phải đánh hổ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách