Khám phá

Đệ nhất kỹ nữ Trung Hoa khiến hai hoàng đế mất nước, vạ lây người nhà Ngô Tam Quế bị chém đầu 1 loạt

Kỹ nữ xinh đẹp tài hoa này quả đúng với câu nói 'hồng nhan họa thủy', khiến nước mất nhà tan, bao người đổ máu chỉ với nhan sắc diễm lệ của mình.

Những cung đường đẹp nhất thế giới nên trải nghiệm một lần trong đời / Bí ẩn về tập tục nơi quan tài treo trên vách núi thẳng đứng

Nói về mỹ nhân Trung Quốc nổi tiếng nhất trong lịch sử, không thể không nhắc đến Trần Viên Viên - "đệ nhất kỹ nữ" Trung Hoa sống vào cuối thời nhà Minh và đầu thời nhà Thanh. Xuất thân trong một gia đình nghèo ở thôn Thái Nguyên, Vũ Tiến, Hình Châu. mồ côi mẹ sớm, cha thì làm ăn xa xứ nên Trần Viên Viên đã được dì ruột nuôi và lấy họ Trần theo dì luôn.

Ảnh minh họa

Nhờ sự nuôi dưỡng tận tình của dì mà Trần Viên Viên sớm thành thục cầm, kỳ, thi, họa - những tài năng được đánh giá cao vào thời phong kiến, đặc biệt là với phụ nữ. Thế nhưng, đến khi trưởng thành thì cô lại không được gả cho nhà danh gia mà bị bán vào một kỹ viện nổi tiếng ở Nam Kinh. Nhờ sự thành công của vở kịch “Căn phòng phía Tây” mà Trần Viên Viên trở nên nổi tiếng, được mến mộ, danh tiếng ngày càng vang xa. Khi đó cô hẹn hò với một học giả tên Mao Xiang nhưng vì chính sự rối ren mà cả hai lạc mất nhau. Mãi sau này Mao học giả mới biết tin người tình ông ngày đêm thương nhớ đã bị cha của hoàng hậu trong cung bỏ tiền mua Viên viên để dâng lên hoàng đế Minh Tư Tông.

Tranh vẽ Trần Viên Viên tuyển chọn từ Thanh Sử Đồ Điển - Thuận Trị Triều

Với tài năng và nhan sắc hơn người, Trần Viên Viên khiến vua si mê, không nỡ rời nửa bước. Vừa hay khi đó khởi nghĩa nông dân bùng lên ở khắp nơi nhưng vua lại mải mê bên mỹ nhân, phải đến khi nhà Minh tổn thất nhiều binh lực và tướng tài vua mới tạm gửi Viên Viên ở phủ của Chu quốc trượng (cha vợ của vua) để tập trung dẹp loạn.

Hình tượng Ngô Tam Quế trên phim truyền hình

Thế nhưng trong lúc vua bận chính sự thì Trần Viên Viên ở phủ Chu quốc trượng trong một lần rót rượu múa hát đãi khách của Chu gia đã khiến Ngô Tam Quế - tướng hàng đầu thời đó - yêu thích. Minh Tư Tông đành phải miễn cưỡng ban Viên Viên cho Ngô Tam Quế và phong hắn làm Tổng đốc Sơn Hải Quan để bảo vệ vị trí trọng yếu ở vùng biên ải. Tuy nhiên, vì không thể đi theo tướng công ra biên ải nên cô đã ở lại kinh thành.

Quân nổi dậy do Lý Tự Thành chỉ huy vào năm 1644 đã đánh chiếm được kinh thành, Minh Tư Tông bị bức tử chết. Sau khi nhà Minh chính thức sụp đổ, Lý Tự Thành muốn thuyết phục Ngô Tam Quế phục vụ triều đình mới. Ban đầu Ngô tướng quân đã định đầu hàng nhưng nghe tin Trần Viên Viên bị Lý Tự Thành chiếm đoạt nên Ngô Tam Quế đã quyết định quay về Sơn Hải Quan, hợp tác với người Mãn ở phương bắc, mở cổng thành để đại quân Mãn Thanh tiến vào Trung Nguyên.

Trong cuộc chiến, Lý Tự Thành rơi vào đường cùng nên đã dùng người thân trong nhà Ngô Tam Quế để tạo sức ép. Thế nhưng trong tất cả con tin lại không có Trần Viên Viên, Ngô Tam Quế khi đó đã quát lên hỏi lại khiến Lý Tự Thành bối rối, hô quân chém đầu toàn bộ Ngô gia ngay tường thành. Ngô Tam Quế chứng kiến sự việc đau lòng đến mức bất tỉnh. Lý Tự Thành biết không thể địch lại quân Mãn Thanh và Ngô Tam Quế nên đã phải bỏ chạy về hướng Tây. Cho đến năm 1645, Lý Tự Thành bị tập kích và giết chết tại núi Cửu Cung, huyện Thông Sơn, tỉnh Hồ Bắc.

 

Có thể thấy, chỉ vì một Trần Viên Viên mà đã có tới 2 hoàng đế mất nước, ngay cả tướng tài Ngô Tam Quế cũng phải mang tiếng là kẻ làm phản, tận mắt chứng kiến người thân bị chém đầu thị chúng. Vậy mới thấy sức ảnh hưởng khủng khiếp của "hồng nhan" thời bấy giờ. Sau này, "đệ nhất kỹ nữ" Trung Hoa cũng không có kết cục tốt đẹp khi phải vào chùa tu tập để tránh điều tiếng, không được đoàn tụ với Ngô Tam Quế. Có nguồn tin cho rằng Trần Viên Viên đổi tên và trở thành ni cô tại một ngôi chùa ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc sau khi Ngô Tam Quế một lần nữa làm phản, muốn lật đổ nhà Thanh nhưng bất thành.

- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm