Đệ nhất mưu sĩ Thục Hán, đến Gia Cát Lượng cũng phải tự nhận không bằng, Tào Tháo e ngại, phải cay đắng rút lui
Để lại độc kế cuối cùng trước khi chết, Lưu Bị phòng được Gia Cát Lượng nhưng không thể ngờ lại khiến Thục Hán không thể phục hưng / 'Sốc' với con người thật của Quan Vũ trước khi gặp Lưu Bị
Dưới trướng của Lưu Bị, Pháp Chính và Gia Cát Lượng đều là những vị quân sư được Lưu Bị vô cùng tin tưởng và trọng dụng. Pháp Chính lớn hơn Gia Cát Lượng 4 tuổi, cả hai đều là cánh tay đắc lực với Lưu Bị (trong "Tiên Chủ truyền" nói: Gia Cát Lượng là cánh tay đắc lực, Pháp Chính là quân sư đắc lực.), mặc dù hai người có tính cách và sở thích khác nhau, nhưng cả hai đều luôn đặt đại nghiệp quốc gia làm đầu.
Gia Cát Lượng đảm nhận nhiệm vụ ở hậu phương, chăm lo binh lực, lương thảo; còn Pháp Chính thì theo quân đi chinh phạt, bày mưu tính kế. Cả hai luôn phối hợp nhịp nhàng, lấy ngắn bọc dài.
Về sau, khi Lưu Bị quyết tâm Đông chinh, thảo phạt Tôn Quyền để báo thù cho Quan Vũ, bá quan văn võ hết lời can ngăn nhưng ông đều không nghe theo.
Năm Chương Vũ thứ hai (tức năm 222), hai nước Thục, Ngô vì cái chết của Quan Vũ đã phát động chiến tranh tại Di Lăng, quân Thục đại bại, rút về Bạch Đế thành. Gia Cát Lượng lúc đó đã than rằng: "Nếu Pháp Hiếu Trực còn sống, đã có thể ngăn Chủ thượng dẫn binh; kể cả nếu có ngăn không được thì có ông theo cùng, nhất định có thể trở về sau thất bại".
Từ đó có thể thấy được rằng, trong quan điểm của Gia Cát Lượng, ông tự thấy địa vị của bản thân trong lòng Lưu Bị không thể so được với Pháp Chính. Hay nói cách khác, nếu khi ấy Pháp Chính chưa qua đời, thì ông có thể khuyên can được Lưu Bị trước khi trận Di Lăng xảy ra, từ đó tránh được kết quả bại trận tại Di Lăng của quân Thục.
Hãy cùng tìm hiểu về Pháp Chính – vị kỳ tài mà mà ngay cả Gia Cát Lượng cũng phải tự nhận là không bằng.
1. Pháp Chính xuất thân từ gia đình danh sĩ, là cháu của danh sĩ Pháp Chân
Đầu năm Kiến An, vì khắp nơi mất mùa, đời sống đói khổ, khó khăn, Pháp Chính cùng người bạn đồng hương là Mạnh Đạt phải đến nước Thục nương nhờ Lưu Chương.
Vào cuối thời Đông Hán, Lưu Chương và Lưu Biểu đều là hậu duệ vương thất nhà Hán, dưới trướng có vô số nhân tài. Nhưng, bởi vì cả hai vị Chư hầu đều không có tài nhìn người và dùng người, lại không có ý tranh đoạt thiên hạ, cho nên, cả hai đã không chỉ lãng phí nhiều người tài mà về sau còn rơi vào kết cục diệt vong.
Lưu Chương vốn không phải người giỏi dùng người, phải rất lâu sau Pháp Chính mới được phong chức Huyện lệnh Tân Đô, về sau lại nhận lệnh trở thành Quân nghị hiệu úy. Pháp Chính có tài nhưng không gặp thời, lại bị người trong châu ấp ghẻ lạnh, khiến ông vô cùng buồn khổ.
Quan Biệt giá Ích Châu là Trương Tùng là bạn tốt với Pháp Chính, cũng cho rằng Lưu Chương không phải người có thể làm nên nghiệp lớn, thường than thở chính mình không gặp thời. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến sau này Pháp Chính và Trương Tùng đầu quân cho Lưu Bị.
Năm Kiến An thứ 13 (tức năm 208), Trương Tùng đi sứ đến gặp Tào Tháo, lúc trở về ông khuyên Lưu Chương cắt đứt quan hệ với Tào Tháo, kết bằng hữu với Lưu Bị. Không lâu sau, Tào Tháo bại trận Xích Bích, thế lực của Lưu Bị cũng dần lớn mạnh. Lưu Chương hỏi nên để ai đi sứ gặp Lưu Bị, Trương Tùng đã tiến cử Pháp Chính. Ban đầu, Pháp Chính còn từ chối, nhưng về sau cũng đành nhận lệnh.
Nhờ có sự tiến cử của Trương Tùng, Lưu Bị gặp được Pháp Chính, "dùng ân đức để thu nạp, đối đãi niềm nở, ân cần". Pháp Chính nhận thấy Lưu Bị là người có chí lớn lại mưu lược, là vị minh chủ đáng để theo phò tá, sau khi trở về Ích Châu, âm thầm mưu tính cùng Trương Tùng, quyết định ngầm tôn Lưu Bị làm Chủ thượng. Chính bởi vì có được nội ứng của Pháp Chính, Trương Tùng đã giúp Lưu Bị thành công chiếm được Ích Châu, đánh đổ Châu mục Ích Châu là Lưu Chương.
2. Về với Lưu Bị
Sau khi Lưu Bị chiếm cứ được Ích Châu, Lưu Bị ban thưởng cho bốn người Gia Cát Lượng, Pháp Chính, Trương Phi và Quan Vũ 500 cân vàng, hàng nghìn cân bạc, 5 ngàn vạn tiền cùng gấm vóc nghìn thước, trở thành các vị tướng lĩnh được ban thưởng hậu nhất.
Pháp Chính được phong làm Thái thú quận Thục và Tướng quân Dương Vũ. Về việc này, theo quan điểm của Sohu (Trung Quốc), trong bốn người được ban thưởng, Pháp Chính là người gắn bó với Lưu Bị ngắn nhất, nhưng lại được ban thưởng tương đương với Gia Cát Lượng, Trương Phi và Quan Vũ, quả là khiến cho người khác phải ngạc nhiên.
Hay nói cách khác, trong quá trình Lưu Bị đánh chiếm Ích Châu, Pháp Chính rõ ràng đã thể hiện được tầm quan trọng của bản thân, giành được phần thưởng cao nhất của Lưu Bị. Dĩ nhiên, cũng có một số nhà lịch sử gia cho rằng, đây có lẽ cũng là do sự tương đồng trong tính cách giữa Lưu Bị và Pháp Chính, hay còn gọi là tâm đầu ý hợp, tri kỷ gặp nhau.
Lưu Bị lệnh cho 5 người là Pháp Chính cùng quân sư Gia Cát Lượng, Chiêu Văn tướng quân Y Tịch, Tả tướng quân Tây Tào duyện Lưu Ba, Hưng Nghiệp tướng quân Lí Nghiêm cùng nhau soạn thảo bộ luật pháp nhà Thục Hán có tên là "Thục Khoa".
Bấy giờ, về đối ngoại Pháp Chính nắm quyền ở quận Thục ở Ích Châu (Thục quận trực thuộc huyện Thành Đô), về đối nội ông thường xuyên giúp Lưu Bị bày mưu tính kế, là mưu sĩ chính của Lưu Bị. Điều này cho thấy địa vị của Pháp Chính dưới trướng Lưu Bị trên thực tế được xem như là "người đến sau nhưng lại đứng trước".
Theo các ghi chép về lịch sử trong "Tam Quốc chí", Pháp Chính là người ân oán phân minh, có oán hận tất báo thù, sau khi nắm trong tay quyền lực, những người từng có ơn dù nhỏ với ông trước đây cũng được ông đền đáp, còn những người có mâu thuẫn dù bé cũng bị ông báo thù.
Có người tố cáo với Gia Cát Lượng, hi vọng Gia Cát Lượng có thể vạch tội Pháp Chính với Lưu Bị, không để cho Pháp Chính tác oai tác quái.
Song, Gia Cát Lượng biết rõ Pháp Chính là vị quan đắc lực được Chủ thượng tin tưởng, có công lao to lớn, cho nên không làm khó ông. Việc này, cũng là minh chứng rõ ràng rằng Pháp Chính giành được sự tin tưởng cùng trọng dụng hết mực của Lưu Bị.
3. Hiến kế cho Lưu Bị
Năm Kiến An thứ 22 (tức năm 217), Pháp Chính hiến kế cho Lưu Bị, cho rằng một khi Tào Tháo hàng phục được Trương Lỗ sẽ chưa lập tức tấn công Ích Châu, mà để lại Hạ Hầu Uyên và Trương Cáp để trấn thủ Hán Trung, như thế nội bộ tất loạn, mà tài năng của Hạ Hầu Uyên cùng Trương Cáp cũng chẳng đủ để trấn thủ được Hán Trung, cho nên khuyên Lưu Bị lập tức khởi binh chiếm lấy Hán Trung.
Tào Tháo sau khi công chiếm được Hán Trung, quả thực là do nội bộ bất ổn cho nên không thể tiếp tục tấn công Ích Châu. Cho nên, đối với cục diện thiên hạ lúc bấy giờ, Pháp Chính đã có phán đoán tương đối chuẩn xác.
Đồng thời, Pháp Chính cũng nói cho Lưu Bị biết ý nghĩa của việc chiếm được Hán Trung rằng: Tiến lên có thể phục hưng nhà Hán, nhất thống thiên hạ, lùi lại có thể chiếm cứ được Ích Châu, có lợi cho phòng thủ lâu dài. Lưu Bị tán đồng với Pháp Chính cho nên đã thống lĩnh binh tướng đánh chiếm Hán Trung.
Tháng Giêng năm Kiến An thứ 24 (tức năm 219), Lưu Bị đưa quân vượt sông Miện Thủy (một nhánh thuộc sông Hán Thủy), cho quân hạ trại dưới chân núi Định Quân và núi Hưng Thế, đối đầu với quân đội do Hạ Hầu Uyên chỉ huy tại đó. Pháp Chính dùng kế dương đông kích tây, để Lưu Bị dẫn theo hơn vạn tinh binh, chia thành 10 nhóm, nhân lúc đêm tối thay nhau tấn công Quảng Thạch.
Trương Cáp dẫn theo thân binh vây chiến, tuy rằng không để mất cứ điểm nhưng cũng không chống lại được thế tấn công liên tục của Lưu Bị, buộc phải cầu viện Hạ Hầu Uyên.
Khi chiến sự tại Hán Trung bước vào giai đoạn giằng co nhất, hai bên điều binh khiển tướng giày vò lẫn nhau thì chính Pháp Chính đã nghĩ ra một kỳ mưu cho Lưu Bị.
Vào thời điểm đó, Lưu Bị dẫn quân vượt qua Dương Bình quan, giằng co chính diện với đại đội quân của Hạ Hầu Uyên. Lưu Bị đã ra tay trước, sử dụng chiến thuật tấn công bọc đánh vu hồi vào quân Tào do Trương Cáp chỉ huy vào ban đêm, lực lượng này có tới mười vạn lính.
Mặc dù số lượng rất đông nhưng Trương Cáp là chiến tướng tài giỏi hàng đầu, cho nên kế hoạch tấn công ban đêm lần này của Lưu Bị không thành công.
Đồng thời vào lúc này, chủ soái của đối phương là Hạ Hầu Uyên đã chia quân và đem hơn nửa số quân vội vàng đến chi viện cho Trương Cáp, và cũng mượn cơ hội đó để tăng độ dày phòng thủ ở phía đông.
Trước tình huống này, Pháp Chính nhanh chóng đổi chiến lược. Hơn nữa ông còn đề xuất: Quân đội Thục Hán đang cưỡi ngựa dưới khe núi, nên dùng phương pháp đốt lửa bao vây để khiêu khích Hạ Hầu Uyên.
Đồng thời có thể nhân lúc Hạ Hầu Uyên phải kiêm cả chức đội trưởng dập lửa, phái Hoàng lão tướng quân Hoàng Trung là một người có tuổi cao chí cao dốc toàn lực xuất kích, bắt giữ Hạ Hầu Uyên, từ đó đạt được mục tiêu quét sạch những chướng ngại vật tấn công ở phía chính diện.
Lưu Bị nghe và dùng mưu kế của Pháp Chính, quả nhiên tất cả đều diễn ra hệt như những gì mà Pháp Chính dự liệu, Hạ Hầu Uyên trúng kế và chết dưới đao của Hoàng Trung.
Theo một cách nào đó, việc này cũng là nguyên nhân quan trọng khiến Tào Tháo quyết định từ bỏ Hán Trung. Sau khi thành công chiếm được Hán Trung, địa bàn của Lưu Bị đạt đến thời kỳ đỉnh cao nhất, xác lập thế cục ba nước Ngụy, Thục, Ngô thời Tam quốc.
Trước thất bại này, Tào Tháo nói với các tướng: "Ta vốn không tin là Lưu Bị có tài cán tới như thế. Nhưng bên cạnh y hiện đã có người tài (chỉ Pháp Chính). Cũng vì thất bại trong trận chiến lần này mà Tào Tháo sinh bệnh nhiều năm rồi mất.
Chính Tào Tháo từng đánh giá về Pháp Chính: "Ta có được anh hùng của cả thiên hạ, chỉ duy nhất Pháp Chính là ta không có được!" Chỉ với câu nói này, chúng ta có thể thấy được vị trí của Pháp Chính trong lòng Tào Tháo, ít nhất vị trí đó đã không thấp hơn vị trí của Quách Gia trong lòng người đứng đầu tập đoàn Tào Ngụy.
4. Qua đời sớm – tổn thất lớn cho Thục Hán
Vào năm Kiến An thứ 25 (tức năm 220), Pháp Chính qua đời, hưởng thọ 45 tuổi. Sự ra đi của Pháp Chính khiến Lưu Bị vô cùng tiếc thương, khóc thương nhiều ngày liền. Về sau, Lưu Bị truy phong ông làm Dực Hầu, phong chức Quan Nội Hầu. Địa vị của Pháp Chính trong lòng Lưu Bị, ngoài việc Gia Cát Lượng cho rằng Pháp Chính có thể can ngăn Lưu Bị không phạt Ngô còn phải kể đến hai việc ông đã làm sau.
Việc thứ nhất là vào năm Kiến An thứ 19 (tức năm 214), khi Lưu Bị dẫn quân bao vây Thành Đô, Thái thú Thục quận là Hứa Tĩnh muốn mở cổng thành đầu hàng Lưu Bị nhưng kế hoạch bị lộ.
Trong thời khác nguy nan, vì không muốn giết người của mình nên Lưu Chương đã tha cho Hứa Tĩnh. Sau khi Lưu Chương đầu hàng Lưu Bị, Bị vì chuyện này mà không muốn trọng dụng Hứa Tĩnh. Nhưng, Pháp Chính lại khuyên Lưu Bị rằng:
"Hứa Tĩnh tuy là kẻ hữu danh vô thực, nhưng nay Chúa công vừa mới dựng nghiệp lớn, danh tiếng Hứa Tĩnh lại vang danh bốn phương, nếu như người như vậy Chúa công còn không trọng dụng, kẻ hiền tài trong thiên hạ sẽ cho rằng Chúa công đang bạc đãi hiền thần." Dưới sự khuyên ngăn của Pháp Chính và Gia Cát Lượng, Lưu Bị về sau cũng đối đãi rất hậu với vị mưu sĩ Hứa Tĩnh này.
Việc thứ hai là, có một lần Lưu Bị giao chiến với Tào quân, tình thế bất lợi, vốn nên lập tức rút quân, nhưng Lưu Bị lại tức giận kiên quyết không chịu lui quân, không ai dám bước ra ngăn cản. Khi ấy, dưới làn mưa tên, Lưu Bị có nguy cơ bị thương, nếu bị thương sẽ ảnh hưởng đến diến biến trận Hán Trung.
Khi ấy, Pháp Chính đã đứng ra ngăn trước mặt Lưu Bị, Lưu Bị vội vàng hét lớn: "Hiếu Trực cẩn thận tên bắn", Pháp Chính liền đáp: "Ngay cả Chúa công còn dám xông pha dưới làn mưa tên bão đá, chẳng lẽ thần lại không thể?". Nghe vậy, Lưu Bị chỉ đành chấp nhận nói: "Vậy ta cùng khanh rút lui." Sau đó, Lưu Bị liền hạ lệnh lui binh.
Có thể thấy, địa vị của Pháp Chính trong lòng Lưu Bị quả thực còn cao hơn cả Gia Cát Lượng, điều này khiến Gia Cát Lượng tự cảm thán bản thân không thể bằng được với Pháp Chính. Nếu như, Pháp Chính không qua đời quá sớm, không chỉ nhà Thục Hán mà thậm chí cả lịch sử thời kỳ Tam quốc có lẽ đã vì thế mà thay đổi nhiều.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?