Khám phá

Để lại độc kế cuối cùng trước khi chết, Lưu Bị phòng được Gia Cát Lượng nhưng không thể ngờ lại khiến Thục Hán không thể phục hưng

Độc kế này quả thực đã phát huy tác dụng và giúp mục đích chính của Lưu Bị được hoàn thành nhưng "tác dụng phụ" của nó là thứ mà Lưu Bị không thể lường trước.

Những kẻ “ôm cây” trong thế giới tự nhiên / Những động vật “đánh cắp” chất độc của loài khác

Con người thật của Lưu Bị qua cách nhìn của Bàng Thống

Thời kỳ Tam Quốc, quá trình gây dựng cơ đồ của Lưu Bị có thể gọi là kiểu mẫu một thời, từ một dân thường đan cói bán giày trở thành Hoàng đế sáng lập Thục Hán, có thể thấy trí tuệ và thủ đoạn của ông quả thật người thường không thể sánh bằng.

Rất nhiều người cho rằng giang sơn của Lưu Bị có được nhờ khóc, đầu tiên khóc để hai người anh em Quan Vũ và Trương Phi một lòng đi theo, sau đó lại khóc để Gia Cát Lượng rời gò Ngoạ Long, cuối cùng nhờ khóc bá tánh mà có được thanh danh "nhân đức", như vậy mới có được công danh sự nghiệp về sau này.

Nhưng thực tế có phải như vậy không?

Nếu thật sự như vậy, tại sao Bàng Thống lại không nhận được sự trọng dụng của Lưu Bị, lại phải bỏ mình ở gò Lạc Phương? Sau khi phó thác con côi ở thành Bạch Đế, rõ ràng Lưu Bị đã cho Gia Cát Lượng quyền được thay thế con mình, lên nắm quyền thống trị, nhưng tại sao Gia Cát Lượng lại gặp phải cản trở khắp nơi?

Trong "Tam quốc diễn nghĩa" có một đoạn như sau: Sau khi Lưu Bị và Bàng Thống uống say, vì tính ngay thẳng nên Bàng Thống đã nói thẳng ra tiếng lòng của Lưu Bị (lột trần mặt nạ giả tạo của Bị), kết quả khiến Lưu Bị bực tức.

Ngày hôm sau, Lưu Bị tỉnh rượu, để bù đắp cho hình tượng hiền minh của mình, ông đã xin nhận lỗi với Bàng Thống, thế mà Bàng Thống lại lột trần mặt nạ giả tạo của Lưu Bị thêm lần nữa. Lần này Lưu Bị càng tức giận phất áo bỏ đi.

Hình ảnh nhân vật Gia Cát Lượng trên phim.

Nếu như trong lòng Lưu Bị thật sự đầy "hiền minh", vậy cớ sao lại nổi trận lôi đình với lời nói của Bàng Thống như thế?

Hiển nhiên Bàng Thống đã lột trần con người thật của Lưu Bị. Quan điểm của tác giả là: Nếu Bàng Thống đã biết được bộ mặt thật của mình, vậy thì Lưu Bị chắc chắn sẽ không để người này được sống tiếp, cho nên mới có chuyện về sau Bàng Thống chết ở gò Lạc Phượng.

Con người thật của Lưu Bị qua cách sự kiện phó thác con côi ở thành Bạch Đế

Ngoài việc đó ra, sau khi thua ở trận Di Lăng, Lưu Bị phó thác con côi cho Gia Cát Lượng ở thành Bạch Đế, khi ấy ông đã nói rất dễ nghe rằng: Nếu như Lưu Thiện là bậc quân chủ hiền minh, vậy thì ngươi hãy phò tá Thiện, nếu như không phải minh quân thì ngươi có thể thay thế. Lời này nghe thì rộng lượng lắm, nhưng trước thời điểm ấy Lưu Bị đã chuẩn bị xong hai việc.

Việc chuẩn bị thứ nhất

 

Sau khi Lưu Bị vào làm chủ Tây Xuyên, tập đoàn Lưu Bị bắt đầu chia thành hai phe: Một là những thuộc hạ theo Lưu Bị lâu năm do Gia Cát Lượng đứng đầu, hai là thuộc hạ cũ của Lưu Chương với đại diện là Lý Nghiêm. Tuy ngoài mặt giữa họ vẫn gió yên biển lặng, nhưng sau lưng lại cuồn cuộn sóng ngầm. Lẽ nào Lưu Bị không biết sự tồn tại của hai phe cánh này sao? Hiển nhiên không phải.

Nhưng khi Lưu Bị phó thác con côi ở thành Bạch Đế lại cho Gia Cát Lượng làm Tả thác cô đại thần, còn Lý Nghiêm làm Hữu thác cô đại thần, cho danh xưng êm tai, mục đích không gì khác là mong các người cùng cố gắng phò tá con cháu ta, thật ra nhằm mục đích khiến hai phe cánh đấu đá lẫn nhau, để bảo vệ được cơ nghiệp Thục Hán do mình gây dựng.

Để lại độc kế cuối cùng trước khi chết, Lưu Bị phòng được Gia Cát Lượng nhưng không thể ngờ lại khiến Thục Hán không thể phục hưng - Ảnh 2.

Sự kiện phó thác con côi tại thành Bạch Đế được tái hiện trên phim.

Cuối cùng Lý Nghiêm đã làm gì? Khi Gia Cát Lượng rời Kỳ Sơn, sắp đánh được tới Trường An của nước Nguỵ rồi, lúc này Lý Nghiêm lại nói với Lưu Thiện rằng: Gia Cát Lượng muốn mưu phản.

Vì hậu phương bất ổn, cho nên Gia Cát Lượng không thể không quay lại Thành Đô để giải quyết vấn đề này, vậy là sự nghiệp giành lại Trung Nguyên đã phải bỏ dở giữa chừng như vậy. Nếu như Lưu Bị biết Lý Nghiêm sẽ làm ra việc như vậy, không biết liệu ông có hối hận tới mức đội mồ sống dậy không.

 

Việc chuẩn bị thứ hai

Chúng ta đều biết sự kiện phó thác con côi ở thành Bạch Đế được diễn ra công khai, nhưng sau khi phó thác, Lưu Bị lại giữ một mình Triệu Tử Long ở lại, hơn nữa còn nói với ông một số lời "không thể để người khác biết".

Ở đây chúng ta có thể suy đoán: Có lẽ do Triệu Tử Long từng cứu Lưu Thiện ở Trường Bản, nên cũng xem như người cha thứ hai của Lưu Thiện, lúc này để Lưu Thiện quỳ xuống nữa, vậy thì Triệu Tử Long sẽ quyết một lòng phò tá Lưu Thiện.

Với binh lực Triệu Vân nắm giữ và uy danh của ông ở Thục Hán, nếu như sau này Gia Cát Lượng và thế lực đứng đằng sau có ý đồ thay thế Lưu Thiện, vậy thì cũng phải đứng trước áp lực từ Triệu Vân, cho dù Triệu Vân không đánh thắng được Gia Cát Lượng, cũng sẽ đưa Lưu Thiện rời xa quê hương, sẽ chăm sóc tốt cho Lưu Thiện và người thân.

Để lại độc kế cuối cùng trước khi chết, Lưu Bị phòng được Gia Cát Lượng nhưng không thể ngờ lại khiến Thục Hán không thể phục hưng - Ảnh 3.

Hình ảnh nhân vật Triệu Vân và Lưu Bị trên phim.

 

Nhưng ông không ngờ rằng chính vì những lời này, giữa Triệu Vân và Gia Cát Lượng đã nảy sinh hiềm khích, thậm chí Triệu Vân còn gây cản trở cho Gia Cát Lượng trong đại nghiệp phục hưng nhà Hán.

Tổng kết hai quan điểm nêu trên, chúng ta sẽ hiểu rõ rằng nội tâm Lưu Bị thực ra không hề hiền minh giống như bề ngoài, thật ra ông là một nhân vật đầy "quỷ kế". Có Hoàng đế nào lại không hiểu đạo làm đế vương chứ?

Lưu Bị làm vậy chẳng qua muốn tạo thành áp lực nhất định cho Gia Cát Lượng, cho dù Gia Cát Lượng không tận tâm phò tá Lưu Thiện, cũng sẽ không chiếm lấy cơ nghiệp của gia tộc họ Lưu. Huống chi làm gì có vị Hoàng đế nào lại rộng lượng như vậy, chủ động nhường ngai vàng của nhà mình cho người khác thay thế?

Nói vậy chẳng qua để "lùi một bước tiến hai bước", khiến chính Gia Cát Lượng phải đồng ý sẽ dốc toàn lực để phò tá Lưu Thiện ngay trong sự kiện công khai này, như vậy là dù có ý đồ chiếm lấy giang sơn Thục Hán đi chăng nữa, Gia Cát Lượng cũng không bao giờ dám làm.

Nhưng Lưu Bị có suy tính kỹ càng như nào cũng không ngờ được, hai "quân cờ" ông để lại này cuối cùng đã trở thành cản trở cho sự nghiệp phục hưng nhà Hán (Lý Nghiêm tung tin Gia Cát Lượng tạo phản, Triệu Vân bại trận tại Tý Ngọ cốc, khiến cho hai lần phạt Nguỵ đều trở về tay không), cuối cùng chỉ tồn tại trong thời gian mấy chục năm đã bị nước Nguỵ tiêu diệt.

 

Nhưng Lưu Thiện được sống yên ổn ở nước Nguỵ, được phong làm "An Nhạc công", có lẽ là niềm an ủi lớn nhất đối với Lưu Bị, bởi vì ít nhất ông không cần bận tâm về cuộc sống của con trai mình nữa, Lưu Thiện đã có được một cuộc sống vinh hoa phú quý.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm