Kết cục bi thảm của mãnh tướng Đông Ngô từng khiến Lưu Bị u uất đổ bệnh mà chết, đẩy Thục Hán vào cảnh suy vong
Vô cùng tin tưởng Gia Cát Lượng, tại sao khi đánh Đông Ngô báo thù cho Quan Vũ, Lưu Bị lại không dẫn theo Khổng Minh? / Đánh bại quân Thục trong trận Di Lăng, vì sao Đông Ngô lại rút quân mà không thừa cơ tiêu diệt luôn Thục Hán?
Nhân vật được nhắc đến ở đây chính là Lục Tốn.
Những chiến tích của Lục Tốn
1. Lục Tốn hỏa thiêu liên trại của Lưu Bị trong trận Di Lăng
Thục Hán năm Chương Vũ nguyên niên, vì để trả thù nhà Ngô cướp mất Kinh Châu, giết hại Quan Vũ, Lưu Bị đã đích thân thống lĩnh đại quân tiến đánh Đông Ngô. Bấy giờ, tướng quân Đông Ngô dẫn quân chống lại Lưu Bị là Lục Tốn.
Đại quân của Lưu Bị thế lực hùng hậu, vì muốn tránh đối chọi trực tiếp, Lục Tốn đã lựa chọn quyết thủ không chiến, hai bên buộc phải rơi vào thế cục giằng co.
Trận giằng co này đối với quân đội của Lưu Bị hẳn là áp lực trùng trùng. Bởi vì, quân Thục là quân viễn chinh, việc tiếp viện khó khăn hơn nhiều so với quân đội của Lục Tốn, hơn thế, bởi vì không thể tiến hành sách lược đánh nhanh thắng nhanh, thời tiết lại đã sang hè, vô cùng oi bức, nóng nực, tất cả điều đó khiến cho sĩ khí của quân đội Thục Hán bị giảm sút.
Vì để quân tránh bớt nắng nóng, Lưu Bị hạ lệnh cho toàn quân hạ trại trong rừng, vì không khí trong rừng dễ chịu hơn nhiều so với bên ngoài, nhưng chính quyết định hạ trại này của Lưu Bị đã tạo cơ hội cho Lục Tốn.
Tiết trời mùa hạ khiến vạn vật đều trở nên nóng bức, khô hanh, Lưu Bị lại hạ trại trong rừng, cho nên Lục Tốn nắm bắt thời cơ, lệnh cho quân lính mỗi người mang theo một bó cỏ tranh, tiếp cận doanh trại quân Thục vừa phóng hỏa vừa tấn công.
Vì gỗ dựng trại cùng cây rừng đều là vật bắt cháy, cho nên chỉ trong chớp mắt lửa đã cháy rất to, quân Thục hỗn loạn, bị quân Ngô do Lục Tốn thống lĩnh phá mất hơn 40 trại, bị tổn thất nặng nề.
Chiến công hỏa thiêu liên trại của Lục Tốn đã giúp nhà Ngô đánh bại Thục Hán trong trận Di Lăng.
Lục Tốn hỏa thiêu liên trại cũng không phải kế sách quá cao siêu gì, nếu Lưu Bị không sơ hở, tự tạo cơ hội cho Lục Tốn, thì kế này cũng chẳng thể thành công được. Nhưng vì Lưu Bị sơ hở, giữa tiết trời mùa hạ dám lệnh cho quân lính hạ trại trong rừng, có thể nói hành động này không khác gì tự mình dâng tính mạng mình vào tay đối thủ là Lục Tốn.
2. Lục Tốn phá trận Bát quái
Sau khi đánh cho Lưu Bị đại bại, phải hốt hoảng bỏ chạy, Lục Tốn dẫn binh truy đuổi. Đuổi đến bên bờ sông, thì thấy trên bờ sông có mấy tảng đá lớn, nhìn thoáng qua như là vô tình bị vứt ra đó, nhưng bên trong lại ẩn giấu sát khí.
Lục Tốn tính toán trong lòng, không khỏi nghi ngờ, không dám vội vã hành động. Ông cử người đi hỏi thăm xung quanh, được dân địa phương cho hay, nơi đây trước kia là nơi Gia Cát Khổng Minh bày trận, mấy tảng đá này là từ khi ấy để lại.
Lục Tốn tự mình lên núi quan sát tình hình, nhưng không nhìn thấy điều gì khác thường, nên chỉ huy thuộc hạ đi vào trận địa tiếp tục truy đuổi Lưu Bị.
Không ngờ rằng đại quân vừa tiến vào trận địa thì khắp nơi cát bay đá chạy, thời tiết thay đổi, quân lính tiên phong chết không rõ nguyên nhân, mấy tảng đá xếp bừa bãi kia bỗng biến thành những binh lính đá, thú đá giết chết vô số binh sĩ, binh đao khói lửa khiến tất cả binh sĩ trong trận địa sợ hãi, khiếp đảm.
Lục Tốn sau khi bị bất ngờ, vội vã hạ lệnh rút quân, nhưng ai ngờ một khi đã bước vào thì sẽ không dễ dàng đi ra được.
Ngay lúc Lục Tốn bó tay hết cách, bỗng có một ông lão xuất hiện, tự xưng là Hoàng Thừa Ngạn – cha vợ của Gia Cát Khổng Minh. Ông lão nói rằng mình nhận được phó thác của Gia Cát Lượng, đến giúp đỡ binh tướng Đông Ngô không may vướng vào trận pháp, vì thương tiếc Lục Tốn tuổi trẻ tài cao, không đành lòng để ông mất mạng tại chốn này, nên đến giúp ông thoát khỏi trận pháp.
Lục Tốn trong lòng mừng rỡ, vội vàng chắp tay quỳ bái, luôn miệng cảm ơn Hoàng Thừa Ngạn.
Hoàng Thừa Ngạn nói rằng: "Bởi vì Tướng quân không biết trận Bát quái, đi nhầm vào cửa tử, già đây đến dẫn Tướng quân đi ra cửa sinh".
Vào cửa sinh thì sống, vào cửa tử thì chết. Lục Tốn lại lần nữa vái lạy cảm ơn, vội vàng theo sát đằng sau Hoàng Thừa Ngạn, dẫn theo nhóm tàn binh, cẩn thận tuân theo lời chỉ dẫn của Hoàng Thừa Ngạn, tìm thấy được cửa sinh, thoát khỏi nguy nan. Sau đó, lại nhìn ông lão từ cửa ấy bước vào trong trận, chớp mắt sau đã biến mất khỏi tầm mắt mọi người.
Trải qua việc này, Lục Tốn càng thêm bội phục bản lĩnh của Gia Cát Khổng Minh, lại càng thêm kiên định với suy nghĩ "coi Giang Đông làm cơ sở vững chắc", vì thế Lục Tốn quay lại chống lại nhà Tào Ngụy chứ không tiếp tục truy đuổi Lưu Bị nữa.
Bị cuốn vào cuộc tranh chấp của con trai Tôn Quyền
Nếu xem xét một cách tổng quát, việc Lục Tốn bị cuốn vào cuộc tranh chấp của hai người con trai Tôn Quyền là điều không thể tránh khỏi. Vì sao lại nói như vậy?
Tôn Sách vốn là thuộc hạ của Viên Thuật, khi Tôn Sách dẫn binh quay lại Giang Đông, người Giang Đông lại không chào đón ông.
Tôn Sách đã dùng bạo lực và giết chóc để áp chế dân chúng không được lên tiếng, tuy rằng sau khi Tôn Quyền lên ngôi, trải qua hơn mấy chục năm hết lòng xây dựng đất nước, thế lực dòng họ Tôn đã vững chắc ở Giang Đông, nhưng mâu thuẫn bên trong vẫn chưa được giải quyết.
Tôn Quyền có thể đứng vững ở Giang Đông phần lớn là nhờ có sự ủng hộ của các sĩ tộc Giang Đông (các thế gia, dòng tộc lớn). Cuộc tranh chấp giữa hai con trai Tôn Quyền kéo dài tận 8 năm, nhưng Tôn Quyền lại không lập tức ngăn cản họ mà muốn mượn cơ hội đó để giết bỏ nhiều quan lại, nhằm xây dựng một giang sơn ổn định, vững chắc truyền lại cho con cháu mình về sau.
Lục Tốn bị cuốn vào âm mưu tranh chấp giữa đảng phái hai bên là chuyện dễ hiểu, bởi vì bản thân ông là người trong sĩ tộc, bối cảnh gia đình quyền lực, lại có đức cao vọng trọng, cho nên Lục Tốn đã trở thành tâm bệnh trong lòng Tôn Quyền.
Tôn Quyền từng nghĩ nếu bản thân mất đi rồi, con trai lại còn trẻ khó có thể ổn định được thế cục triều chính, mà Lục Tốn lại công cao chấn chủ, đến khi đó, những gia tộc kia ủng hộ gia tộc của Lục Tốn nên nắm quyền, như thế chẳng phải là giang sơn do ông bao năm gây dựng nên đều tặng không cho người khác hay sao?
Lại nói tấu thư Lục Tốn nhiều lần dâng lên cho Tôn Quyền, ngôn từ thận trọng, dè dặt, nói nào là chuyện lập con thứ, phế con cả là không hợp lễ pháp, e sợ mọi người không tuân phục... Cũng vì thế mà Tôn Quyền vô cùng tức giận, nhiều lần trách phạt Lục Tốn.
Vùng Giang Đông là địa giới Tôn Quyền được thừa hưởng từ anh trai, từ hành động của Tôn Quyền có thể thấy bản thân ông rất cố kỵ để ý việc này, nên ông càng kiêng kị Lục Tốn.
Lục Tốn cưới con gái của Tôn Sách, cũng vì mối quan hệ này nên Tôn Quyền càng không thể không đề phòng Lục Tốn.
Hơn nữa, đa số quan lại bị giết do tham gia tranh chấp giữa hai vị hoàng tử đều xuất thân trong gia đình thế gia, cho nên việc Lục Tốn bị kéo vào cuộc tranh chấp này là chuyện tất nhiên.
Lục Tốn chết như thế nào?
Lục Tốn đi theo trợ giúp cho Tôn Quyền từ rất lâu, tiếng tăm danh vọng của ông trong nước Ngô cũng rất cao, thậm chí Tôn Quyền còn đứng ra gả con gái Tôn Sách cho ông.
Sau khi Lã Mông chết, Lục Tốn trở thành chủ lực, cốt cán chống lại hai nước Thục, Ngụy. Nhưng liệu có phải là vì Lục Tốn được coi như trụ cột của nhà Ngô, nên Tôn Quyền vẫn luôn không trao cho ông quyền lực mà ông nên có? Thậm chí cuối cùng Lục Tốn chết có thể nói là do bị Tôn Quyền ép chết.
Vậy, vì sao Tôn Quyền lại ép chết Lục Tốn?
Nguyên nhân Tôn Quyền ép Lục Tốn phải chết được cho là do Lục Tốn công cao chấn chủ, Tôn Quyền cảm thấy Lục Tốn đã đe dọa đến vị trí thống trị và quyền lực của bản thân. Lục Tốn khác với các tướng lĩnh khác, xuất thân của ông cũng đã đủ đe dọa đến Tôn Quyền.
Thứ nhất, Lục Tốn xuất thân trong gia đình quý tộc, mối quan hệ thông gia lại càng hiển hách hơn, cho nên sau này khi quyền lực của Lục Tốn nhiều hơn, cũng sẽ có khả năng tạo phản.
Thứ hai, danh tiếng của Lục Tốn ở Đông Ngô rất cao, đặc biệt là sau khi Lã Mông chết, Lục Tốn một mình gánh trọng trách, khiến cho trong triều đình nhà Ngô từ Thái tử đến quan lại tướng lĩnh đều có quan hệ tốt với ông, có thể coi là công cao chấn chủ.
Hơn thế, tình hình ba nước thời Tam quốc khi ấy đã ổn định, tức là dù nhà Ngô không có Lục Tốn thì vẫn có thể tồn tại được, Tôn Quyền cũng không nhất định phải dựa vào Lục Tốn, cho nên sau khi Lục Tốn đảm đương vị trí Thừa tướng một thời gian, Tôn Quyền lấy việc lập Thái tử để ép Lục Tốn chết.
Thứ ba, Lục Tốn nhiều công lao, Tôn Quyền tuy vẫn có thể tạm thời áp chế ông, nhưng một khi Tôn Quyền chết đi, con trai kế vị vẫn còn trẻ, nhiều khả năng Lục Tốn sẽ trở thành đại thần nhiếp chính, nhà Ngô sớm muộn cũng sẽ đổi chủ, cho nên vì lo lắng cho con cháu đời sau, Tôn Quyền không thể giữ lại Lục Tốn.
Cuối cùng, còn có một nguyên nhân còn bí mật hơn. Lục Tốn là con rể của Tôn Sách, mà cơ nghiệp của Tôn Quyền là thừa kế từ Tôn Sách, ban đầu là vì muốn lôi kéo Lục Tốn, nhưng sau này quyền thế Lục Tốn lớn mạnh hơn, khó tránh con cháu Tôn Sách không nảy sinh ý nghĩ khác, bởi vì suy cho cùng cũng đều là dòng máu hoàng gia.
Vì những yếu tố kể trên, cho nên Lục Tốn không thể không chết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt
Hạ Tử Vy trong 'Hoàn Châu Cách Cách' là nhân vật có thật trong lịch sử, số phận rất đặc biệt, qua đời năm 22 tuổi