Đệ nhất mỹ nhân thời Tam Quốc khiến Tào gia 'điên đảo' là ai?
Phát hiện hang động dài nhất thế giới ở Mexico, có thể tiết lộ bí ẩn nền văn minh Maya / Ký họa một thời chiến tranh: Những giá trị vẫn còn nguyên vẹn
Đệ nhất mỹ nhân thời Tam Quốc là ai?
Tam Quốc là thời đại mà đàn ông "độc chiếm" vũ đài chính trị cũng như văn hóa. Trong hơn 70 năm của giai đoạn này, vô số nhân vật nam đã trở nên nổi tiếng và đi vào chính sử cũng như dã sử.
Trong thời đại này, chỉ có 3 mỹ nhân được nhắc đến nhiều nhất: Điêu Thuyền, Đại Kiều, Tiểu Kiều.
Đặc biệt, Điêu Thuyền - nhân vật mà đến nay sự tồn tại thực tế vẫn bị nghi ngờ - được văn hóa dân gian Trung Quốc xếp vào "Tứ đại Mỹ nhân" trong lịch sử quốc gia này, bên cạnh Tây Thi, Vương Chiêu Quân và Dương Ngọc Hoàn.
Tuy nhiên, cho dù Điêu Thuyền là một mỹ nhân có thực và có sắc đẹp như "Trầm Ngư Lạc Nhạn", thì nàng vẫn chưa đủ tầm để xứng danh là "Tam Quốc đệ nhất mỹ nhân".
Trên thực tế, bên cạnh Điêu Thuyền và Đại - Tiểu Kiều, thời đại Tam Quốc còn một mỹ nhân danh tiếng khác.
Đại mỹ nhân này không ai khác là Hoàng hậu Chân Lạc của Ngụy Văn Đế Tào Phi.
Chân Lạc (183-221), tên khác là Chân Mật, còn gọi là Chân Phu nhân, thụy hiệu là Văn Chiêu hoàng hậu, là phi tần của Nguỵ Văn đế Tào Phi, hoàng đế đầu tiên nhà Tào Ngụy. Bà là mẹ của Ngụy Minh đế Tào Tuấn – vua thứ 2 của triều đại này.
Đương thời khi còn sống, bà chưa từng được phong làm hoàng hậu mà chỉ được gọi là Chân phu nhân. Danh hiệu Văn Chiêu hoàng hậu là do Tào Tuấn truy tôn bà khi làm hoàng đế.
Vẻ đẹp "sắc nước hương trời" của Chân Lạc được nhà thơ Tào Thực (192-232) ca ngợi hết lời trong tuyệt phẩm "Lạc Thần Phú".
Tào Thực dùng hình ảnh ẩn dụ của "Mật Phi - thần của Lạc Thủy" để nói về vẻ đẹp của nàng Chân Lạc.
Tào gia sóng gió vì người đẹp
Trong vị thế phe thắng trận, Tào Tháo vốn đã chú ý tới sắc đẹp của "Lạc Thần" Chân Lạc. Trước khi tiêu diệt Viên gia, Tào đã toan tính hòng bắt mỹ nhân về tay mình. Tiếc rằng, con trai ông là Tào Phi cũng mê mẩn trước Chân Thị.
Sau khi công hạ Nghiệp Thành, Tào Phi lập tức đưa 1000 binh mã xông vào Viên phủ cướp bóc. Lần đầu gặp nàng Chân Lạc tại đây, Tào Phi đã "hồn xiêu phách lạc". Năm đó, Tào Phi mới 17 tuổi, ông ra sức cầu xin cha được... lấy Chân Lạc làm vợ.
Trước "sự đã rồi", Tào Tháo buộc phải chấp thuận hôn sự của Tào Phi.
Hồng nhan bạc mệnh
Cuộc hôn nhân của Chân Lạc với Tào Phi có vài năm hạnh phúc. Chân Hoàng hậu sinh cho Phi một con trai và một con gái. Con trai bà chính là Ngụy Minh Đế Tào Duệ mà "kẻ diệt Ngụy" Tư Mã Ý rất e sợ và khâm phục.
Tuy nhiên, Chân Thị vốn lớn hơn Ngụy Văn Đế tới 5 tuổi, nhan sắc không tránh khỏi suy giảm theo thời gian. Dần dần, Tào Phi chán ghét hoàng hậu và chuyển sang sủng ái các phi tần trẻ tuổi hơn.
Chân Lạc vốn là người khảng khái, bà bất mãn với thái độ của Tào Phi và nhiều lần lên tiếng chất vấn, thậm chí làm thơ để phản đối nhà vua.
Hành động của Chân Hoàng hậu khiến Tào Phi nổi giận, cuối cùng quyết định ban cho một chén rượu độc. Chân Lạc qua đời bị Tào Phi ra lệnh lấy tóc che kín mặt mũi, mục đích để bà "xuống Âm phủ cũng không có mặt mũi gặp ai".
Mãi tới khi Tào Phi qua đời, Tào Duệ lên ngôi thì Chân Lạc mới được truy phong làm Văn Chiêu Hoàng hậu. "Lạc Thần Phú" mà Tào Thực viết về mỹ nhân này cũng trở thành tác phẩm nổi tiếng Trung Quốc suốt hàng nghìn năm.
"...Hình dáng của nàng,
Nhẹ nhàng như chim hồng bay,
Uyển chuyển như rồng lượn.
Rực rỡ như cúc mùa thu,
Tươi rạng như tùng mùa xuân.
Phảng phất như mặt trăng bị mây nhẹ che lấp,
Phiêu diêu như tuyết bị gió thổi cuốn lên.
Từ xa ngắm nhìn, trắng như ráng mặt trời lên trong sương sớm,
Tới gần nhìn kỹ, rực rỡ như hoa sen lên khỏi dòng nước trong.
To nhỏ vừa chuẩn,
Dài ngắn vừa thích hợp.
Vai như vót đẽo thành,
Eo như lấy dải lụa thắt lại.
Cổ trước sau thon dài,
Da trắng hé lộ.
Sáp thơm không cần thêm,
Phấn màu chẳng cần thoa.
Búi tóc cao như mây bồng,
Lông mày cong thon.
Môi son rực rỡ bên ngoài,
Răng trắng tinh khiết ở trong.
Con ngươi sáng liếc nhìn,
Má lúm đồng tiền hiện trên má.
Phong tư kiều diễm phiêu dật,
Dung nghi tĩnh lặng nhàn nhã.
Dáng vẻ nhu mì khoan thai,
Tiếng nói đầy mê hoặc.
Trang phục nàng diễm lệ lạ thường không có trên đời,
Cốt cách tướng mạo như trong tranh vẽ.
Mặc áo lụa bừng sáng,
Ngọc đeo tai toả màu biếc.
Đeo lông chim phí thuý vàng làm trang sức ở tay,
Kết ngọc minh châu đeo quanh người.
Đeo giày viễn du thêu hoa văn,
Quần lụa nhẹ nhàng phấp phới.
Ẩn trong hương thơm nồng của hoa lan,
Bồi hồi dạo bước bên sườn núi."...
(Trích đoạn miêu tả vẻ đẹp của Chân Lạc trong bài thơ "Lạc Thần Phú".)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ