Đệ nhất thái giám Trung Quốc: Được tôn làm hoàng đế, có mối quan hệ mật thiết với Tào Tháo
Những điểm du lịch không nên bỏ lỡ khi ghé thăm Tây Ninh / Phát hiện hàng ngàn xác ướp động vật trong đền thờ cổ Ai Cập
Trung Quốc thời phong kiến từng trải qua nhiều triều đại khác nhau và trong các triều đại đó đã có không ít thái giám làm khuynh đảo triều chính. Những người này đều lợi dụng sự tin tưởng của hoàng đế và ra tay làm điều ác hại nước hại dân. Có thể kể đến một số hoạn quan khét tiếng như Triệu Cao của nước Tần và Ngụy Trung Hiền, Vương Chấn, Lưu Cẩn của nhà Minh hay Cao Lực Sĩ của thời Đường… Những kẻ này sau đó đều nhận được kết cục bi thảm cho bản thân.
Thái giám đầu tiên được tôn làm hoàng đế cũng có mối quan hệ mật thiết với Tào Tháo. (Ảnh: Sohu)
Thế nhưng, trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Quốc, một thái giám đã được tôn làm hoàng đế. Người này mặc dù nắm trong tay quyền cai trị cả một triều đình nhưng rất được người khác tôn kính. Thậm chí ông còn có mối quan hệ mật thiết với Tào Tháo. Ông là ai?
Vào cung làm thái giám
Người mà chúng ta nhắc tới ở trên chính là Tào Đằng. Tào Đằng tự là Quý Hưng, là người quận Tiêu nước Bái. Ông sinh năm 100 sau Công nguyên, là con út của một người tên Tào Tiết. Theo ghi chép trong "Tam quốc chí", Tào Đằng còn là hậu duệ khai quốc công thần nhà Tây Hán là Tào Tham. Từ nhỏ, Tào Đằng đã trải qua "tịnh thân" và được đưa vào cung làm thái giám.
Tào Đằng bắt đầu vào cung thời Hán An Đế (107 – 126). Ông giữ chức Hoàng môn tòng quan, là bề tôi thân cận với hoàng đế. Tào Đằng an phận biết điều, cẩn thận kỹ càng, nhận được sự tán thưởng của Đặng Thái hậu. Đặng Thái hậu đã sai ông làm hầu Hoàng thái tử Lưu Bảo đọc sách.
Tào Đằng tuy là thái giám nhưng được hầu hoàng thái tử đọc sách, sau này thái tử lên ngôi đã ban cho ông chức Trung trường thị. (Ảnh: Sohu)
Lưu Bảo rất yêu quý Tào Đằng. Tào Đằng sau đó cùng kết đôi với con gái nhà họ Ngô và nhận con nhà Hạ Hầu làm con nuôi – tức là Tào Tung, cha của Tào Tháo.
Sau khi Lưu Bảo lên ngôi, Tào Đằng được nhận chức Trung thường thị - chức quan lớn bậc nhất trong số các thái giám thời nhà Hán. Tào Đằng làm việc hơn 30 năm đều rất cẩn thận, được hoàng đế rất ưu ái. Ngoài ra, ông cũng thường xuyên tiến cử với Hoàng đế những danh sĩ nổi tiếng như Trần Lưu, Ngu Phóng, Biên Thiệu, Trương Ôn, Hoằng Nông, Trương Hoán,…
Thời kỳ Tào Đằng làm quan, nhà Hán trải qua rất nhiều biến động. Năm 144, Lưu Bảo băng hà, Hoàng tử mới hai tuổi kế vị ngai vàng. Vì vậy Lương Hoàng hậu (vợ của Lưu Bảo) và anh trai bà là đại tướng quân Lương Ký nắm đại quyền trong tay. Thế nhưng Hoàng đế mới lên chưa đầy nửa năm qua đời. Sau những cuộc tranh giành ngai vị trong hoàng tộc, các đại thần đều muốn lập người thuộc tông thất lớn tuổi và có đức hạnh là Thanh Hà Vương Lưu Toán lên ngôi. Tuy nhiên, Đại tướng quân là Lương Ký vì muốn tiếp tục nắm quyền nên không chấp nhận và lập con của Bột Hải Hiếu Vương là Lưu Tán lên ngôi, tức Hán Chất đế.
Hán Chất Đế tuy tuổi nhỏ nhưng thông minh hơn người, đặc biệt lại rất ghét Lương Ký. Có lần Hán Chất Đế chỉ thẳng vào mặt Lương Ký mắng: "Ngươi là loại tướng quân ngang ngược". Lương Ký cho rằng Hán Chất Đế lớn lên chắc chắn sẽ hại mình, bèn cho người bỏ thuốc độc giết hoàng đế.
Dù là thái giám nhưng Tào Đằng được phong hầu, bổng lộc tới 2.000 thạch là trường hợp xưa nay hiếm trong lịch sử. (Ảnh: Sohu)
Lúc này, hoàng tộc chỉ còn 2 người có thể chọn làm vua đó là Lưu Chí và Lưu Toán. Lưu Toán bản tính thông minh, ngay thằng nên ban đầu được các đại thần, kể cả Tào Đằng nể phục, muốn lập làm hoàng đế. Tuy nhiên, khi Tào Đằng đến gặp, Lưu Toán thường xuyên tỏ thái độ khinh bỉ thái giám "nam chẳng ra nam, nữ chẳng ra nữ" nên ông đem lòng oán giận.
Trong khi đó, tướng quân Lương Ký lại muốn lập Lưu Chí – người có tư chất kém hơn – để dễ bề thao túng. Dưới áp lực từ các đại thần, Lương Ký còn đang loay hoay không biết lập ai lên ngôi thì Tào Đằng liền cùng các hoạn quan khác tới nhà Lương Ký để khuyên nhủ rằng: "Tướng quân là ngoại thích mà quản lý việc triều đình, không thể tránh khỏi những sai sót. Lưu Toán là người thông minh, nếu lên ngôi thì chuyện tướng quân gặp nạn chỉ là sớm muộn. Chi bằng lập Lưu Chí lên ngôi, như vậy vừa có thể bảo vệ được mình lại tha hồ hưởng vinh hoa phú quý". Cuối cùng, Lương Ký nghe theo lời kiến nghị của Tào Đằng mà lập Lưu Chí lên ngôi.
Nhờ công lao này, Tào Đằng được phong làm Phí đình hầu, sau đó lại được phong làm Đại trường thu, thêm chức vị Đặc tiến. Có thể nói, một thái giám mà được phong hầu, bổng lộc tới 2.000 thạch là trường hợp xưa nay hiếm trong lịch sử. Theo sử sách chép, Tào Đằng đã phục vụ 5 đời vua, tuy quyền cao chức trọng, trong suốt những năm tháng ông làm quan luôn tỏ ra là người cẩn thận, khiêm nhường nên được cả người trong và ngoài triều coi trọng và khâm phục về đạo đức.
Vị thái giám được tôn làm hoàng đế
Như đã nêu ở trên, Tào Đằng tuy là thái giám nhưng đã nhận một người con trai tên là Tào Tung làm con nuôi. Tào Tung chính là cha của Tào Tháo. Vì vậy, có thể nói, Tào Tháo chính là cháu nội của Tào Đằng.
Tào Tháo chính là cháu nội của Tào Đằng - vị thái giám được tôn làm hoàng đế. (Ảnh: Sohu)
Tào Đằng mất thời Hán Hoàn Đế, không rõ năm nào. Con nuôi ông là Tào Tung thừa kế cơ nghiệp. Tào Tung từng bỏ ra hàng xe tiền để mua lấy chức Thái úy. Tào Tung trong lịch sử không quá nổi tiếng, nhưng con trai của ông là Tào Tháo đã trở thành người đặt nền móng cho sự thành lập nhà Tào Ngụy và kết thúc nhà Đông Hán, mở ra thời Tam Quốc.
Mặc dù Tào Tháo khi còn sống nắm quyền kiểm soát triều đình Đông Hán, nhưng cả cuộc đời mình, ông chưa từng xưng hoàng đế. Dưới sự chèn ép hoàng đế của Tào Tháo, thế lực nhà Ngụy ngày càng lớn mạnh. Năm 220, Tào Phi – con trai Tào Tháo soán ngôi nhà Hán, tự lập làm hoàng đế, mở ra triều đại nhà Ngụy. Sau khi Tào Phi lên làm hoàng đế, ông đã phong cha mình là Tào Tháo danh hiệu Vũ Hoàng Đế, và ông nội Tào Tung là Thái Hoàng Đế.
Hậu duệ của Tào Đằng đã tôn ông làm hoàng đế và ông cũng là thái giám duy nhất trong lịch sử Trung Quốc có được tước hiệu cao quý này. (Ảnh: Sohu)
Vào năm Thái Hòa thứ 3 (229), cháu nội của Tào Tháo là hoàng đế Ngụy Minh Đế Tào Duệ truy tôn Tào Đằng là cho ông thụy hiệu là Cao hoàng đế, đời sau gọi là Ngụy Cao đế. Năm 266, Tư Mã Viêm lật đồ triều Ngụy, lên ngôi hoàng đế, thành lập nhà Tây Tấn. Tây Tấn chủ trương giữ nguyên các đế hiệu của vương triều Ngụy và công nhận tư cách hoàng đế của Tào Đằng. Các triều đại sau của Trung Quốc cũng làm điều tương tự. Vì vậy, Tào Đằng danh chính ngôn thuận trở thành một trong năm hoàng đế của nhà Ngụy. Đồng thời, ông cũng được mệnh danh là đệ nhất thái giám trong lịch sử Trung Quốc có được tước hiệu cao quý này.
- Video: Khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: CCTV.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?