Để Tần Thủy Hoàng lên ngôi hoàng đế, 5 nước này đã "phải chết mãi mãi"
Doanh nhân Việt chi tiền tỷ mua “vua bonsai” từ Nhật về ngắm / Bí ẩn những nghi thức "động phòng hoa chúc" của vua chúa thời xưa
Chúng ta biết đến cuộc chiến thống nhất Trung Hoa của Tần Thủy Hoàng sau khi tiêu diệt 6 chư hầu hùng mạnh còn sót lại trong thời kỳ Chiến Quốc là Hàn, Triệu, Nguỵ, Yên, Sở và Tề thuộc vùng Trung nguyên hàng ngàn năm trước, nhưng trước khi Tần Thủy Hoàng ra đời, cha ông của vị hoàng đế này đã từng tiêu diệt những quốc gia nhỏ, đặt nền móng cho việc thống nhất sau này của Tần Thủy Hoàng.
Tần Thủy Hoàng - Hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa. Ảnh minh họa
Từ năm 230 trước Công nguyên đến năm 221 trước Công nguyên, dưới sự lãnh đạo của Tần Thủy Hoàng, quân đội nhà Tần trong hơn 10 năm lần lượt tiêu diệt các nước chư hầu, chấm dứt 500 năm thời kỳ Xuân Thu chiến quốc để tạo nên triều đại phong kiến tập quyền đầu tiên.
Như chúng ta biết đến thời đại Chiến quốc này có bảy quốc gia lớn. Nhưng thực sự trên lãnh thổ Trung Quốc lúc ấy không chỉ có quốc gia này. Để hoàn thành đại nghiệp thống nhất sau này, các đời vua nước Tần trước đó đã phải tiêu diệt các nước nhỏ hơn nữa nhằm "phòng ngừa hậu họa".
Đó là những nước nào?
1. Miên Chư Quốc
Theo sách "Quát Địa Chí" ghi lại: "Miên Chư Thành nằm ở huyện Tần Lãnh, nay là quận Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc. Những tàn tích của thành phố này vẫn còn tại chân núi Khuê Sơn, cách quận Thiên Thủy khoảng 50km về phía đông."
Miên Chư là quốc gia nhỏ với vị trí địa lý có thể nói là gần nước Tần nhất thời đó. Và trong suốt nhiều năm cũng có mối giao hảo tốt với nước Tần.
Tuy nhiên vào năm Tần Mục Công thứ 37 (năm 623 Trước công nguyên), quân Tần tiến về vùng Tây Địch, bao vây Miên Chư, bắt sống vua nước Miên. Lãnh thổ nước Tần nhờ cuộc chinh phạt này mà được mở rộng về phía Nam tới huỵên Tần Lãnh, phía bắc đông đến sông Hoàng Hà, sử gọi là "Tần Mục Công phạt Miên" .
Tranh minh họa Tần Mục Công là người đội mũ cổn miện bên trái (Ảnh: Sohu.com)
2. Điểu Thị Quốc
"Điểu Quốc" hay còn gọi là "Điểu Thị". Là một quốc gia nhỏ có từ thời nhà Thương, đây là quốc gia của một dân tộc thiểu số có phạm vi nằm ở vùng đất đồng bằng của phía Nam khu vực Lũng Đông cũ nay thuộc tỉnh Cam Túc và khu tự trị Ninh Hạ (Trung Quốc).
Vị trí của Điểu Thị Quốc được khoanh màu xanh trên bản đồ, màu đỏ là nước Tần (Ảnh: Sohu.com)
Vào cuối thời Chiến Quốc, nước "Điểu Thị" chung số phận với các quốc gia khác, đó là bị nước Tần thôn tính.
3. Nghĩa Cừ Quốc
Vào đầu thời Chiến Quốc, lãnh thổ của tiểu quốc này có biên cương về phía đông là khu vực bắc của Thiểm Tây này nay, phía bắc đến bờ nam sông Hoàng Hà, phía tây nam chính là nước Tần, và các đời Tần vương luôn coi đó như một mối đe dọa.
Vào năm 331 trước Công nguyên, quân Tần tiến xuống đánh bại Nghĩa Cừ Quốc, và sau đó quốc gia này đã chịu xưng thần với nước Tần. Tuy nhiên, đến năm 318 trước Công nguyên, Nghĩa Cừ Quốc khi có những cuộc chiến nhỏ với một vài quốc gia ở Trung Nguyên thì không còn xưng thần với nước Tần mà liên hệ đến với nước đến Ngụy.
Theo "Sử ký Tần Bản Ký", năm 306 trước Công nguyên, Tần Chiêu Tương Vương lên làm đại vương nước Tần, mẹ ông là Tuyên Thái Hậu nhiếp chính, nước Tần tiếp tục hùng mạnh.
Năm 272 trước Công nguyên, Tần Chiêu Tương vương và Tuyên Thái hậu muốn đánh Nghĩa Cừ , bèn triệu vua Nghĩa Cừ sang yết kiến, rồi giết chết ông ta ở cung Cam Tuyền.
Nhân đó, Tần Chiêu Tương vương sai quân đánh và tiêu diệt Nghĩa Cừ lấy đất Nghĩa Cừ lập ra ba quận Lũng Tây, Bắc Địa, Thượng quận.
4. Ba Thục Quốc
Vào thời Tây Chu, Ba Quốc là một quốc gia nằm ở phía tây nam gần thượng nguồn sông Trường Giang. Trước sự bành trướng và cưỡng chiếm từ nước Sở, họ đã phải di dời về phía nam lưu vực sống Hán Thủy, nơi giao với sông Trường Giang đặt lại kinh đô ở nơi nay là thành phố Trùng Khánh. Lãnh thổ của họ gồm Trung Khánh lẫn Hồ Bắc ngày nay.
Vị trí của nước Ba Thục nằm gần các quốc gia hùng mạnh, việc bị thôn tính là điều dễ hiểu (Ảnh: Sohu.com)
Năm 316 trước Công nguyên, Tần Huệ Vương lệnh tấn công Ba Thục, quân đội nước Ba Thục thất bại, đất nước bị sát nhập vào nước Tần. Tần Huệ Vương cử Trương Nghi đến đặt quận huyện, an dân. Quốc gia này từ khi xuất hiện có lịch sử 800 năm cho đến khi biến mất mãi mãi.
5. Cổ Thục Quốc
Không phải tới thời Tam Quốc mới xuất hiện nước Thục Hán của Lưu Bị. Trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa đã có một quốc gia tên là nước Thục nằm ở phía bắc khu vực Hán Trung, là quốc gia có diện tích lớn tương đương và nằm ở phía Tây nước Ba Thục.
Cổ Thục Quốc có lãnh thổ chủ yếu nằm ở vùng Trung và Tây bồn địa Tứ Xuyên , cũng như vùng thượng thung lũng sông Hán Thủy . Dân tộc chủ yếu ở Thục là người Khương .
Trong lịch sử, nước Cổ Thục thậm chí đóng góp lớn cho nhà Chu bằng việc tham gia trận chiến Mục Dã (trận chiến then chốt dẫn đến sự thành lập nhà Chu.Trận chiến đó cũng thể hiện nền tảng kỹ thuật quân sự của quốc gia nhỏ này không hề thua kém các nước chư hầu khác ở Trung Nguyên.
Vị trí của nước Cổ Thục thời chiến quốc (Ảnh: Sohu.com)
Năm 316, Tần Huệ Vương nghe lời quan đại thần Tư Mã Thách đã đem quân đánh nước Thục. Sau khi thu phục được cổ Thục, nhà Tần đặt quốc gia này làm một Quận thuộc nước Tần. Sau này những kẻ phạm tội thường bị lưu đày ra đây.
Năm 311, một viên quan cai trị ở đây là Trần Trang đã làm cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Tần nhưng thất bại. Cổ Thục Quốc diệt vong mãi mãi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng