Cuộc đời xa hoa của vị vua giàu nhất lịch sử, tài sản tới 400 tỷ USD
Doanh nhân Việt chi tiền tỷ mua “vua bonsai” từ Nhật về ngắm / Bí ẩn những nghi thức "động phòng hoa chúc" của vua chúa thời xưa
Mansa Musa (1280-1337), hoàng đế thứ 10 của đế quốc Mali ở châu Phi, nổi tiếng khắp thế giới bởi sự giàu có và lối chi tiêu xa hoa, lãng phí đến vô độ.
Ông được cho là người giàu nhất mọi thời đại với khối tài sản khổng lồ ngoài sức tưởng tượng. Tờ Time từng miêu tả Musa "giàu hơn những gì người ta có thể nghĩ đến".
Chuyến đi tốn kém
Mansa Musa lần đầu thu hút sự quan tâm của toàn thế giới vào năm 1324 khi ông thực hiện chuyến hành hương đến thánh địa Mecca theo truyền thống đạo Hồi.
Mansa Musa - vị vua giàu có nhất lịch sử. Ảnh: Gettty.
Vị hoàng đế giàu có bắt đầu cuộc hành hương từ Mali tới thánh địa Mecca cùng đoàn tùy tùng 60.000 người.
Ông mang theo toàn bộ các thẩm phán, quan chức, thương nhân, sứ giả của mình cùng 12.000 nô lệ. Tất cả đều mặc trang phục lụa Ba Tư sang trọng, gấm thêu kim tuyến và trang sức bằng vàng ròng.
Theo nhà sử học Ibn Khaldun, mỗi lần nghỉ chân, nhà vua lại thết đãi các cận thần đồ ăn, thức uống hiếm, lạ. 12.000 nữ nô lệ có nhiệm vụ mang vác đồ đạc. Họ được mặc áo choàng bằng gấm thêu kim tuyến cùng lụa Yemen.
Khi tới Cairo (thủ đô Ai Cập), Mansa Musa dùng một lượng lớn tiền vàng để mua hàng, quà tặng cho dân nghèo trong thành phố. Việc làm này của hoàng đế Mali đã làm giảm giá trị vàng ở Ai Cập, nền kinh tế nước này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số tài liệu lịch sử chép rằng sau chuyến ghé thăm của Mansa Musa, Ai Cập mất 12 năm để phục hồi.
Theo tính toán từ công ty công nghệ SmartAsset.com (Mỹ), cuộc hành hương của vua Musa đã khiến giá trị vàng sụt giảm, nền kinh tế khu vực Trung Đông thiệt hại 1,5 tỷ USD.
Nhận thấy hành động có phần "sai lầm" của mình, trên đường về, ông đã giúp đỡ Ai Cập bằng cách mua lại toàn bộ vàng mình đã cho với lãi suất cao.
Hoàng đế Musa chi tiêu nhiều tới mức lượng vàng ông mang theo hết trước khi hành trình kết thúc, làm dấy lên làn sóng phản đối từ người dân. Họ cho rằng ông đang lãng phí quá nhiều tiền của đất nước.
Khép lại cuộc hành hương, Musa trở về từ Mecca với nhiều học giả Hồi giáo, trong đó có hậu duệ trực tiếp của nhà tiên tri Mohammad và một nhà thơ, kiến trúc sư nổi tiếng Abu Es Haq es Saheli. Đây là người đã thiết kế nhà thờ Hồi giáo Djinguereber ở Timbuktu.
Để có được nhà thờ Hồi giáo Djinguereber ở Timbuktu, Mansa Musa đã chi cho Abu Es Haq es Saheli 200 kg vàng công thiết kế.
Ông đổ tiền xây dựng hàng loạt trường học và thư viện, biến Timbuktu trở thành trung tâm giáo dục, thu hút nhiều người từ khắp nơi trên thế giới tới học tập, nghiên cứu.
Hoàng đế giàu có nhất lịch sử
Musa trở thành nhà vua của đế chế Mali ở Tây Phi vào năm 1312. Ông lên ngôi sau khi người tiền nhiệm Abu-Bakr II mất tích trong một chuyến ra khơi.
Trong cuộc đời mình, Musa tích lũy số của cải lớn đến mức khó có thể tính chi tiết. Nếu điều chỉnh theo lạm phát, khối tài sản của Mansa Musa có giá trị hơn 400 tỷ USD.
Ông bắt đầu làm giàu từ vàng và mỏ muối ở Tây Phi. Ở thời kỳ hoàng kim dưới sự trị vì của ông, đế quốc Mali trải rộng hơn 3.200 km, bao gồm các khu vực ngày nay là Chad, Bờ biển Ngà, Gambia, Guinea, Guinea-Bissau, Mali, Mauritania, Niger, Nigeria và Senegal.
Không chỉ thu phục được nhiều thành phố, Mansa Musa còn nhận cống phẩm từ nhiều nơi khác. Trong khi châu Âu đang đương đầu với nạn đói, bệnh dịch hạch và chiến tranh, các quốc gia châu Phi phát triển mạnh vào thời cổ trung đại.
Thông qua kiểm soát các tuyến đường thông thương quan trọng giữa Địa Trung Hải và Tây Phi, Mansa Musa biến thành phố Timbuktu thành trung tâm văn hóa Hồi giáo.
Dưới sự cai trị của Musa, đế chế vốn đã thịnh vượng tiếp tục phát triển gấp ba lần, mở rộng lãnh thổ thêm hơn 3.000 km từ bờ biển Đại Tây Dương và bao trùm một khu vực tương đương 9 quốc gia Tây Phi ngày nay. Ông sáp nhập 24 thành phố, bao gồm trung tâm thương mại quan trọng Timbuktu.
Đế chế phát triển đồng nghĩa gia tài của Musa không ngừng nhân lên. Theo nhà nghiên cứu Kathleen Bickford Berzock, là một hoàng đế, Mansa Musa có khả năng tiếp cận gần như vô hạn tới những nguồn của cải giá trị cao nhất thế giới Trung cổ.
Các trung tâm thương mại lớn giao dịch bằng vàng và hàng hóa khác đều nằm trong lãnh thổ của Musa, ông giàu lên nhanh chóng nhờ hoạt động thương mại này.
Theo số liệu thu thập của Bảo tàng Hoàng gia Anh, dưới triều đại Musa, Mali nắm giữ một nửa lượng vàng của thế giới.
Sự giàu có của Mansa Musa giúp tên tuổi ông được ghi vào bản đồ khi hình minh họa chân dung xuất hiện trong cuốn "Catalan Atlas" ra đời năm 1375. Đây là một trong những bản đồ thế giới quan trọng nhất ở châu Âu thời Trung cổ.
Giàu có là thế nhưng do quá hoang phí, Mansa Musa đã tiêu gần hết số của cải khổng lồ tích lũy được.
Sau khi ông qua đời năm 1337, con trai nối ngôi nhưng không thể giữ vững đế chế. Các quốc gia nhỏ lần lượt tách ra và đế chế Mali siêu cường của Mansa Musa đã sụp đổ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh
Mỹ: Xuất hiện sinh vật kỳ lạ viết lại lịch sử loài khủng long
Loài cua là động vật chân đốt sống trên cạn lớn nhất thế giới : Có thể dài tới 1m, giá 6-7 triệu /kg