Để tránh thị tẩm với Hoàng đế khi đến ngày đèn đỏ, các phi tần ứng phó ra sao?
Kề cạnh chủ tử, thái giám hầu đủ việc, phi tần đi tắm buổi tối cũng "không rời nửa bước" / Phi tần bị phạt bỏ đói nửa tháng, thái giám bàng hoàng khi tới "nhặt xác": Vẫn sống khỏe!
Chuyện kinh nguyệt - ngày "đèn đỏ" là chuyện bình thường của các nữ nhân từ thời xa xưa cho đến nay. Quan hệ tình dục vào ngày đèn đỏ là điều nêntránh để không gây ảnh hưởng sức khỏe của nữ nhân. Chưa kể làm "chuyện ấy" vào ngày "đèn đỏ" thực ra rất nguy hiểm, có thể dẫn đến các bệnh phụ khoa.
Trong cung cấm Trung Hoa xưa cũng vậy, nữ nhân đến ngày "đèn đỏ"tránh gặp Hoàng đế để "thị tẩm" và tất nhiên cũng khôngHoàng đế nào hào hứng với chuyện này. Ngoài ra, vào ngày đèn đỏ, sức khỏe của phụ nữ giảm sút, mệt mỏi, chắc chắn việc hầu hạ Hoàng đế của các phi tần cũng không mấy vui vẻ.Từ xưa, có phi tần treo đèn lồng đỏở cổng cung - nơi phi tần đó sống hoặc đeo vào cổ tay một sợi dây màu đỏ. Những cách tinh tế này để báo cho Hoàng thượng không tiện hầu hạ và trao lại vinh dự đó cho phi tần khác.
Các nữ nhân trong cung sẽ có những cách khác nhau để ngầm báo rằng đang trong kỳ kinh nguyệt (Ảnh minh họa)
Trước khi sủng hạnh, sau bữa ăn, Hoàng đế thời nhà Thanh sẽ lật các tấm thẻ bài, trên các tấm thẻ bàicó ghi rõ tên của một vị phi tần. Khi tấm thẻ được lật ra sẽ có tên của người được chọn sủng hạnh đêm đó. Tuy nhiên, với những phi tần đang trong kỳ "đèn đỏ" thì thái giám sẽ bôi sơn đỏ để Hoàng đế biết.
Tuy nhiên, cũng có một cách khác là các nữ nhân trong cung đời Đường khi "đến tháng" sẽ đeo một chiếc nhẫn vàng trên tay. Việc đeo nhẫn vàng này cũng gửi đi một thông điệp rằng không thể "sủng hạnh" và hầu hạ Hoàng đế. Khi nhìn chiếc nhẫn này, Hoàng đế cũng sẽ hiểu được nữ nhân đó đang trong kỳ kinh nguyệt.Thậm chí có Hoàng đế còn hỏi han sức khỏe và cho phép nghỉ ngơi đêm đó.
Các thái giám là người ghi chép toàn bộ việc thị tẩm, sủng hạnh của Hoàng đế nên nếu đến kỳ "đèn đỏ", các phi tần cũng có thể thông qua các thái giám. Phi tần có thể nhờ nô tỳ bên cạnh mình báo với thái giám chuyện đang đến kỳ kinh nguyệt. Khi biết việc này, thái giám sẽ lấy tấm thẻ có tên vị phi tần đó ra khỏi các tấm thẻ chọn phi tần sủng hạnh khi dâng lên Hoàng đế.
Việc thị tẩm, sủng ái phi tần hay nữ nhân do Kính sự phòng thời nhà Thanh lo liệu, do đó khi biết điều này chắc chắn các thái giám cũng không dám làm trái mà phải bỏ ngay thẻ bài ra để tránh những sự cố về sau. Bởi "chuyện ấy" của Hoàng đế không phải là đơn giản, nếu để liên lụy cũng rất nhiều vấn đề có thể xảy ra.
(Ảnh minh họa)
Song thực tế trong chốn hậu cung còn nhiều cách khác mà phi tần dùng để tránh gặp Hoàng đế khi đến kỳ "đèn đỏ". Ví dụ thời nhà Hán, các phi tần mà đến ngày này sẽ dùng son phấn màu đỏ trang điểm lên mặt, khi nhìn vào Hoàng đế cũng nhận ra. Nhưng cũng có thời kỳ phi tần lại chọn trang phục có vạt màu đỏ như một cách gửi đi ý muốn nói đằng sau. Mỗi triều đại khác nhau thì các nữ nhân trong cung sẽ có những cách khác nhau để ngầm báo rằng đang trong kỳ kinh nguyệt, cácthông báo đó đều rất ẩn ý và tế nhị.
Được thị tẩm và sủng ái là mong muốn để có thể "ghi điểm" trong mắt của Hoàng thượng. Cho nên, việc tránh gặp khi đến kỳ đèn đỏ cũng là nỗi buồn của nhiều nữ nhân nhất là những người đang nuôi hi vọng được sủng hạnh hay mang long thai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào