Khám phá

Kết cục đáng sợ của phi tần, mỹ nữ khi Hoàng đế qua đời, nghe gọi tên là "run rẩy"

Hủ tục tuẫn táng đáng sợ và tàn nhẫn khiến người đời sau đọc lại vẫn cảm giác run lẩy bẩy.

Sau khi Đường Thái Tông băng hà, phi tần sẽ sống như thế nào? Một người làm hoàng đế / Ra lệnh bồi táng các phi tần, con gái 3 tuổi nói 1 câu: Chu Nguyên Chương lập tức thay đổi

Chốn cung cấm xa hoa với hàng trăm phi tần, mỹ nữ. Họ được hưởng cuộc sống vinh hoa, phú quý nhưng cũng có những nguy cơ thường trực, một trong số đó là tục tuẫn táng. Tuẫn táng là hình thức đáng sợ, cách này có nghĩa khi Hoàng đế băng hà, các phi tần sẽ bị chôn sống theo,chôn sau khi bị giết, hoặc tự sát trước khi chôn.

Tuẫn táng được xem là cáchngười sống đi cùng người đã chết để bảo vệ lăng mộ. Đâylà phong tục cực kỳ thịnh hành vào thời nhà Thương đến nhà Hán. Đến đời nhà Minh, Chu Nguyên Chương sợ sau khi mình băng hà thì hậu cung rơi vào hỗn loạn, ảnh hưởng đến cả giang sơn do mình gây dựng nênôngđã cho khôi phục lại tục tuẫn táng.

Nhìn chung tục tuẫn táng được xem là rất tàn nhẫn và không có tình người. Có người bị chôn sống, có một số người bị chôn theo Hoàng đế đã băng hà sau khi bị hành quyết. Sở dĩ tuẫn táng được thực hiện là do quan niệm những phi tần này sẽ ở bên cạnh để cùng Hoàng đế tiếp tục cuộc sống ở thế giới bên kia, đảm bảo cho Hoàng đế đã băng hà vẫn có người chăm sóc, hầu hạ, sống sung sướng như khi còn sống.

Có nhiều cách để ép phi tần, mỹ nữ tuẫn táng cùng đế vương (Ảnh minh họa)

Trong số các phi tần, sau khi vua qua đời, Hoàng hậu được phong làm Hoàng Thái Hậu, những phi tần sinh con trai có thể không bị tuẫn táng. Còn những phi tần không có địa vị trong cung có thể phải chịu cách chôn cất đáng sợ này. Hủ tục tuẫn tángcũng được xem xuất phát từ suy nghĩ "trần sao âm vậy", người đã chết vẫn có cuộc sống ở thế giới bên kia như trên trần thế, cho nên vẫn cần đến người hầu hạ bên cạnh.

Khi Tần Thủy Hoàng qua đời, có rất nhiều phi tần, mỹ nữ cũng phải tuẫn táng theo. Lúccòn sống, mỗi lần đánh thắng một nước nhỏ, Tần Thủy Hoàng lại đưa những người đẹp vào hậu cung. Sử ký của Tư Mã Thiên mô tả tình cảnh bi thảm của phi tần phải tuẫn táng theo Tần Thủy Hoàng rất đáng sợ như: "Tiếng khóc làm rung động đất trời, ai vô tình nghe thấy cũng sợ đến bay cả hồn vía". Đó là chưa kể việcsau khi xây xong lăng mộ còn có rất nhiều người tham gia xây dựng lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cũng bị chôn sống bên trong để giữ bí mật mọi chuyện.

Hay như Minh Thái Tổ - Chu Nguyên Chương sau khi băng hà cũng có 46 phi tần tuẫn táng theo ông. Để an ủi, Chu Duẫn Văn - cháu trai được truyền ngôi từ Chu Nguyên Chương đã thưởng cho các quan lớn có con gái bị tuẫn táng theo, mỗi quan được thăng cấp.

Lúc Chu Nguyên Chương ban lệnh, các phi tần ở hậu cung được lên danh sách tuẫn táng cùng, những người thuộc diện tuẫn táng sẽ vào một phòngcó bày các ghế, trên ghế có treo sẵn sợi dây dài 7 tấc. Có người sẽ tự đứng lên cho cổ vào dây rồi đạp ghế, có người sợ quá không dám thì đích thân thái giám sẽ đưa lên sợi dây.

Những người thuộc diện tuẫn táng sẽ vào một phòngcó bày các ghế, trên ghế có treo sẵn sợi dây dài 7 tấc

 

Đến thời nhà Thanh của Trung Hoa xưa, tục tuẫn táng đã không còn phổ biến. Tuy nhiên, vị phi tần cuối cùng tuẫn táng sau khi vua băng hà dưới thời nhà Thanh vẫn được ghi lại. Đổng Ngạc Phi nhập cung năm 18 tuổi, sau khi vào cung, bà lọt vào mắt Rồng và được sủng ái, rồi được thăng là Hiền Phi và lên Hoàng Quý Phi. Năm 1657, Đổng Ngạc Phi sinh con nhưng đứa con yểu mệnh rồi qua đời. Vì sinh muộn phiền nên không lâu sau đó bà cũng qua đời ở tuổi 21. Không lâu sau đó, Hoàng đế Thuận Trị cũng qua đời vì bệnh đậu mùa.

Khi Đổng ngạc Phi còn sống, bà vốn không được lòng Thái hậu Hiếu Trang, đến khi qua đờiThái Hậucàng có căm ghét Đổng Ngạc Phi vì cho rằng đây là nguyên nhân khiến con trai bà chết bởi suy nghĩ quá nhiều.Những chuyện này xảy ra càng khiến cho những người liên quan đến Đổng Ngạc Phi lo lắng. Thời điểm đó trong cung có em họ của Đổng Ngạc Phi là Trịnh Phi Đổng Trọng Thị. Sợ hãi trước thái độ của Thái hậu, Trịnh Phi quyết định xin tuẫn táng cũng Thuận Trị. Việc làm này xuất phát từ điều mong muốn tránh báo thù gia tộcchứ Trinh Phi chưa bao giờ được Hoàng đế Thuận Trị sủng ái. Tới năm 1673 - năm Khang Hy thứ 20 thìtục "tuẫn táng" mới biến mất hoàn toàn ở Trung Quốc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm