Đem viên đá lốm đốm đi kiểm định, người đàn ông kinh ngạc khi biết một câu chuyện về Càn Long
Chiêm ngưỡng món quà mừng thọ vua Càn Long dâng tặng mẫu thân: Bộ Kinh Phật dát vàng, khảm 10.000 viên đá quý / Kinh ngạc sinh vật bụng đầy đá quý, sống cạnh khủng long
Trong một lần đi leo núi cùng bạn, một người đàn ông vô tình nhặt được một viên đá vô cùng lạ mắt. Thân của viên đá là tổ hợp xen lẫn của màu vàng, trắng và còn có rất nhiều vết lốm đốm. Người đàn ông cứ ngỡ những lốm đốm đó chỉ là vết bẩn dính bên trên, nhưng sau khi lau sạch, anh ta phát hiện rằng chúng vốn là nằm bên trong viên đá.
Người đàn ông quan sát viên đá trên tay thì thấy bề mặt của nó vô cùng nhẵn mịn, những đốm màu xanh lam trông rất đẹp mắt và tự nhiên. Vì thế, anh đã đem viên đá tới nhờ chuyên gia tại trung tâm kiểm định đá quý thẩm định.
Viên đá kỳ lạ mà người đàn ông nhặt được có màu vàng và lốm đốm xanh. (Ảnh: Kknews)
Sau khi xem xét viên đá và hỏi thêm vài thông tin khác, chuyên gia khẳng định nó chính là đá thiên thanh quý hiếm, có giá trị rất cao. Đá thiên thanh được biết đến với tên gọi khoa học là đá Lapis Lazuli, tồn tại dưới dạng hệ tinh thể lập phương. Thành phần chủ yếu của loại đá này bao gồm: Diopside và lazurite. Nó được tạo ra từ hàng triệu năm trước đây trong thời gian biến chất của đá vôi thành đá hoa.
Đá thiên thanh tồn tại dưới nhiều màu sắc biến thể khác nhau, chẳng hạn như màu lam nhạt, màu tím, màu lam, có đốm trắng hoặc có hạt Pyrit. Màu xanh của Lapis Lazuli xuất phát từ hàm lượng lưu huỳnh trong Lazurite và nó có thể thay đổi từ màu xanh biếc thuần thiết đến màu xanh da trời nhẹ hơn. Đây là một loại đá quý có độ cứng tương đối trung bình.
Viên đá đó chính là đá thiên thanh quý hiếm có giá trị rất cao. (Ảnh: Kknews)
Đá thiên thanh là một trong những đá quý được con người chế tác để làm đồ trang sức sớm nhất. Tại cuộc khai quật các trung tâm của nền văn hóa cổ xung quanh Địa Trung Hải, các nhà khảo cổ học đã rất nhiều lần tìm thấy trong những ngôi mộ cổ thường có các đồ đạc trang trí và các họa tiết làm bằng đá Lapis Lazuli. Điều này cho thấy rằng loại đá có màu xanh da trời này đã được dùng khá là phổ biến trong đời sống của người Lưỡng Hà, Ai Cập, Ba Tư, Hy Lạp và Rome trước đây.
Tại Trung Quốc, đá thiên thanh được sử dụng rộng rãi nhất trong nghệ thuật khắc con dấu. Lịch sử của đá thiên thanh tại Trung Quốc bắt đầu từ hơn 1700 năm trước. Các nhà khảo cổ đã từng tìm thấy nhiều con dấu làm từ đá thiên thanh trong các ngôi mộ thuộc thời kỳ Lục triều, nhà Minh…
Đá thiên thanh cao cấp cũng là nguyên liệu được dùng để chế tác bộ con dấu "Bảo điền phúc thư" của hoàng đế Càn Long. (Ảnh: Kknews)
Vào năm 1790, trong ngày thượng thọ 80 tuổi của Hoàng đế Càn Long, các quan đại thần đã dâng tặng ông một bộ con dấu bằng đá thiên thanh có tên là "Bảo điền phúc thư". Tổng cộng có 60 con dấu trong bộ "Bảo điền phúc thư" này. Mỗi một con dấu đều được chạm khắc một câu thơ có chứa chữ Phúc và chữ Thọ của Càn Long. Chúng đều được chế tác rất tinh xảo từ đá thiên thanh cao cấp nhất.
Sau khi nghe chuyên gia nói xong, người đàn ông vô cùng vui mừng, hóa ra hòn đá kỳ lạ này lại là loại đá quý hiếm đến vậy nên đem về nâng niu nó như bảo bối.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách