Đeo đĩa vào môi và những tập tục làm đẹp kỳ dị của phụ nữ trên khắp hành tinh
Bộ tộc lạ lùng nơi đàn ông được tự do trao đổi vợ và chỉ kết hôn với người trong cộng đồng / Bộ tộc kỳ lạ: Con gái từ 12 tuổi phải xăm kín mặt nếu không muốn bị bắt cóc
Đeo thật nhiều vòng bằng đồng chồng lên nhau làm cổ dài ra
Nếu bạn là thành viên của bộ tộc Kayan, sống trong các ngôi làng ở Myanma và biên giới bắc Thái Lan thì chắc chắn cô gái trong mơ của bạn sẽ có chiếc cổ rất dài được đeo hàng vài chục chiếc vòng kim loại.
Tiêu chuẩn sắc đẹp của phụ nữ Kayan là những chiếc cổ dài.
Các cô gái Kayan bắt đầu đeo những cuộn dây bằng đồng chồng lên nhau từ khi mới chỉ mới 5 tuổi. Theo thời gian, số vòng đồng này tăng lên vài chục chiếc và nặng tới hàng chục kg.
Các bé gái được đeo vòng từ khi mới chỉ 5 tuổi.
Những người phụ nữ bộ tộc Kayan chỉ có thể dừng lại khi đeo đủ 23 chiếc vòng, nhiều nhất tới 37 chiếc. Cách làm này khiến cổ của phụ nữ đã được kéo dài ra và gây áp lực lớn lên vùng vai và xương đòn. Đối với người dân bộ tộc này phụ nữ đeo càng nhiều vòng càng đẹp, càng chứng tỏ được sự giàu sang và quý phái của mình.
Theo thời gian, những chuỗi vòng đòng ngày càng nhiều lên và cổ những người phụ nữ ngày càng dài ra.
Tăng kích cỡ môi bằng đĩa
Nét đặc trưng của bộ lạc Mursi ở thung lũng Omo, Ethiopia, Châu Philà phụ nữ phải đeo một chiếc đĩa gốm lớn ở vành môi. Đây là một biểu tượng sắc đẹp kì lạ tại vùng đất này, theo quan điểm của họ, đĩa càng lớn thì môi càng đẹp.
Theo tục lệ, những thành viên nữ của bộ tộc khi đến tuổi trưởng thành phải nhổ hai chiếc răng cửa hàm dưới và cắt một lỗ nhỏ môi dưới. Sau đó họ đặt một chiếc dĩa gốm nhỏ lồng vào lỗ, kích cỡ chiếc đĩa sẽ được tăng dần để vành môi được kéo dãn ra.
Chiếc đĩa thường được chính người phụ nữ này trang trí để thể hiện kỹ năng của mình. Họ nhét vào vành môi đĩa làm bằng đất sét hoặc gỗ, để chứng tỏ bản thân đã trưởng thành và có thể sinh đẻ. Chiếc đĩa môi càng lớn, càng chứng tỏ rằng bạn là một cô gái hấp dẫn và sẽ thu hút sự chú ý của nhiều người đàn ông quyền lực nhất trong làng.
Kéo to 2 bên mũi bằng đồng xu
Người Apatani là một bộ tộc sinh sống trong thung lũng Ziro thuộc cao nguyên Apatani bang Arunachal, Ấn Độ. Phụ nữ bộ tộc Apatani không chỉ xinh đẹp nhất cao nguyên Apatani mà còn đẹp nhất bang Arunacha nhưng họ lại có kiểu làm đẹp không giống ai là biến mình trở nên xấu xí với 2 lỗ mũi “khủng” và dị dạng.
Những cô gái Apatani vốn dĩ xinh đẹp nhưng lại biến mình trở nên xấu xí.
Không khó để nhận ra chiếc mũi đã bị họ làm xấu đi bằng cách kéo to cánh mũi ra.
Khi những người phụ nữ này vẫn còn là những cô bé, họ đã được cha mẹ đục mũi và nhét những chiếc nút tròn vào lỗ đục ở cánh mũi. Những chiếc nút cứ lớn dần theo tuổi tác của người phụ nữ, khi đến tuổi trưởng thành cũng là lúc chiếc nút mũi to nhất.Những đồng xu nhét vào đó giống như một món đồ trang sức của phụ nữ Apatani vậy.
Ngoài việc biến chiếc mũi trở nên dị dạng, họ còn xăm một đường chạy dọc từ trán xuống mũi và năm đường kẻ trên cằm, khiến cho gương mặt trở nên lem luốc.
Phong tục kỳ lạ này xuất hiện là do vào thời xưa, các ngôi làng của người Apatani thường xuyên bị bộ tộc khác cướp bóc và bắt cóc phụ nữ.Để làm giảm sức hút trước đàn ông bộ tộc khác, phụ nữ Apatani bắt đầu đeo những chiếc nút mũi kỳ dị và xăm lên mặt khiến cho gương mặt xấu xí đi.
Những cô gái Apatani xinh đẹp tự làm xấu mình để giảm sức hút trước đàn ông bộ tộc khác.
Phong tục này có từ thời xa xưa và nhanh chóng trở thành xu hướng làm đẹp của phụ nữ Apatani. Những người có nút mũi càng to thì càng trở nên quyến rũ, ngược lại, người phụ nữ nào không có chiếc nút mũi thì khó lấy được chồng.
Nút mũi to trở thành một tiêu chuẩn làm đẹp của phụ nữ Apatani.
Thời trang tái chế cực độc lạ
Bộ tộcDaasanach tại thung lũng Omo, namEthiopiasở hữu gu thẩm mỹ và thời trang cực kỳ độc đáo bằng việc biến nắp chai, đồng hồ cũ, cặp tóc, đồ nhựa, kim loại hỏng... thành đồ trang sức.
Phụ nữ bộ tộc bán du mục Daasanach có gu thời trang mang xu hướng hiện đại, tiết kiệm và bảo vệ môi trường!
Người Daasanach dành hàng tháng trời thu thập nắp chai và mua những chiếc đồng hồ hỏng để làm đồ trang sức hay biến thành những bộ tóc giả. Từ già đến trẻ, nam hay nữ đều sử dụng trang phục và phụ kiện tái chế. Mỗi bộ trang phục của họ phải mất hàng tuần để chế tác.
Không riêng phụ nữ, tất cả thành viên trong bộ tộc đều đều có xu hướng làm đẹp từ vật liệu tái chế.
Bộ tộc cũng có những quy định nhất định về thời trang. Đàn ông chỉ được đeo tóc giả làm từ nắp chai cho đến khi họ kết hôn, sau đó thay bằng mũ nhỏ có trang trí hoa văn nhiều màu sắc và có chiếc lông gắn ở cằm. Những cô gái trẻ và trẻ em có bộ tóc giả đơn giản hơn, trong khi người lớn tuổi thường đội trên đầu bộ tóc cầu kỳ và nặng nề nhất.
Những bộ tóc giả của các cô gái thường nhẹ nhàng, đơn giản, trong khi phụ nữ lớn tuổi trông có vẻ cầu kỳ và nặng nề hơn.
Kéo dài dái tai
Kéo dài dái tai được bộ lạc Dayak ở Indonesia coi là biểu tượngcủa vẻ đẹp. Phụ nữ của bộ lạc Dayak làm đẹp bằng cách xỏ lỗ tai bằng những vòng vàng.
Đối với người Daayak, lỗ tai càng dài, càng nhiều vòng tai thì càng đẹp.
Điều độc đáo là mỗi năm, họ thêm một chiếc vòng vào dái tai của mình. Số lượng vòng tai trong mỗi dái tai biểu thị tuổi của họ. Theo quan niệm của bộ lạc, dái tai càng dài, số lượng vòng tai càng nhiều thì càng đẹp.
Mỗi năm, những người phụ nữ của bộ lạc sẽ xỏ thêm vào tai mình những chiếc vòng mới.
Bó chân để tạo hình “bàn chân gót sen”.
Thời xưa, bó chânđã trở thành mốt phổ biến rộng rãi trong giới thượng lưu Trung Hoa,đặc biệtchỉ dành riêng cho khuê nữ thuộc các gia đình quyền quý vương giả.
Để “đôi chân gót sen” nhỏ xinh và hoàn mỹ, người ta ra sức căng chặt vải buộc chân cho thêm chặt, chẳng khác gì một cuộc hành hình đầy đau đớn.
Để sở hữu “bàn chân gót sen”, các cô gái phải cuốn chặt đôi chân mình bằng vải làm chúng biến dạng.
Các bé gái lên 5-7 tuổi đã bắt đầu nghi lễ buộc chân với hy vọng lớn lên kiếm được tấm chồng cao sang quyền quý. Ngón chân cái để nguyên bình thường trong khi 4 ngón chân còn lại bị ép cứng vào nhau, cơn đau nhức mỗi lúc sẽ tăng dần lên. Muốn di chuyển, họ chỉ còn cách trườn bò hoặc phải có người dìu đỡ.
Các ngón chân bị ép chặt đến nỗi xương biến dạng, các cô gái phải trải qua ít nhất 2 năm đau đớn.
Sau nhiều năm đau đớn, cuối cùng xương bàn chân cũng cong lên thành hình giống “gót sen”. Một bàn chân đẹp hoàn hảo thường có độ dài từ 7-10cm. Chân càng nhỏ, nghĩa là người con gái ấy càng đẹp và càng có nhiều cơ hội kén chồng danh giá.
Đôi chân thật nhỏ mới là chuẩn mực nếu không, các cô gái sẽ không thể lấy được chồng.
Mài răng nhọn hoắt để quyến rũ hơn
Mentawai là một trong số ít bộ lạc thiểu số ở Indonesia còn giữ phong tục truyền thống kỳ quái này. Người Mentawai có ngôn ngữ riêng, văn hóa riêng và sống như người tiền sử. Họ để tóc dài, chỉ mặc khố và cài hoa trên đầu.
Các thiếu nữ Mentawai sẽ mà cho bộ răng mình trở nên nhọn hoắt. Họ tin rằng việc mài răng bộ răng sắc nhọn như quỷ sẽ khiến họ quyến rũ hơn, đồng thờigiúp chồng của họ nâng cao vị thế trong làng.
Với niềm tin này,các cô gái chấp nhận chịu đựng mọiđau đớn để có hàm răng đúng chuẩn mực.Để tiến hành mài răng, người thợ dùng 1 thanh gỗ làm điểm tựa, sau đótrực tiếp mài răng bằng dao hoặc đục. Với kỹ thuật thô sơ này, chỉ cần hơi sơ sảy, cáccô gái cũng dễ dàngbị thương.
Để có bộ rằng nhọn hoắt chuẩn mực, họ phải trải qua quá trình “phẫu thuật” thô sơ và đau đớn
Hàm răng sau khi mài sẽ gần giống như hàm cá mập. Thứ thuốc giảm đau duy nhất họ sử dụng trong suốt quá trình làm răng chỉ là cắn chặt vào một miếng chuối xanh.
Các thiếu nữ bất chấp đau đớn để mài răng vì đối với người Mentawai, phụ nữ có hàm răng càng nhọn thì càng quyến rũ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán