Khám phá

Đẽo sọ người chết thành hình xu để thờ cúng: Tục lệ rùng mình nhất Việt Nam 99% người dân không biết

Tục lệ tưởng chừng như rất ghê rợn này nhưng lại là tục lệ linh thiêng của người Chăm đã tồn tại mấy trăm năm qua nhưng không phải ai cũng biết.

Vị công chúa duy nhất của Việt Nam làm hoàng hậu ở nước ngoài, khi mất được dân tôn làm thần / Người Việt từng chiến thắng quân của Tần Thủy Hoàng bằng cách không ai ngờ tới ở thời đại nào?

Được biết tục lệ đẽo sọ người chết thành đồng xu là tục lệ của người Chăm theo đạo Bà La Môn ở Ninh Thuận, vốn đã tồn tại mấy trăm năm qua.

h2-ihlb-1686125122.jpg
Ảnh minh họa

Theo tập tục, người chết sau khi chôn cất sơ sài thì 1 năm sau sẽ được đào lên, cải táng xương cốt. Khi đó những bộ phận như xương đùi, xương ống, xương sườn đều được đem đi hỏa tang, riêng xương hộp sọ sẽ được giữ lại rồi dùng dao, kéo đục thành những hình tròn giống với đồng tiền xu để thờ cúng.

1437872001-1-1686125139.jpg

Nghe thì có vẻ ghê rợn nhưng đối với đồng bào người Chăm nơi đây tục lệ này lại vô cùng linh thiêng và tôn kính. Để đẽo được những mảnh xương sọ người cứng như đá ấy thành những đồng xu tròn trĩnh là một việc rất gian nan, có khi phải làm cả ngày trời chứ không ít. Ngoài những dụng cụ như dao, kéo, dùi, đục, búa… thì những thầy cúng cần phải có bàn tay chắc khỏe, tài hoa nếu muốn những mảnh xương đó trở thành một tác phẩm nghệ thuật thực thụ.

deo-so-nguoi-1-1686125122.jpg

Theo quan niệm của người Chăm, xương sọ của nữ giới sẽ được đẽo thành 9 đồng xu, còn của nam giới sẽ được đẽo thành 7 đồng xu. gày nay, mặc dù tục lệ đẽo hộp sọ thành hình đồng xu vẫn còn nhưng để đơn giản, mỗi hộp sọ chỉ được chọn một mảnh xương trán rồi đẽo thành 1 đồng xu duy nhất còn tất cả những phần xương cốt khác đều được đem hỏa thiêu cho những nghi thức trở nên nhẹ nhàng hơn.

Những đồng xu sau khi đẽo gọt thành công sẽ được cất trong vào những chiếc hũ sành lớn để cạnh những phiến đá Kut vĩnh hằng như 1 ước vọng đẹp đẽ, bất tử suốt ngàn đời qua. (Kut thực ra là 1 hòn đá được lấy từ dưới đáy biển hoặc trên núi cao, sau đó được đẽo gọt, chạm trổ với những họa tiết hết sức đẹp đẽ hình trụ tròn rồi chôn cố định trong nghĩa địa).

h3-eugi-1686125126.jpg

Mỗi phiến đá Kut như vậy được những thế hệ của người Chăm nơi đây thờ cúng rất linh thiêng. Và, có nhiều thư tịch cổ của người Chăm vùng Ninh Thuận, Bình Thuận khẳng định rằng, nhiều phiến đá Kut ở các lăng mộ vua chúa mà đến nay đã tìm thấy có niên đại cách đây cả ngàn năm. Điều đó chứng tỏ tục lệ này của đồng bào đã có từ rất lâu rồi.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm