Khám phá

Vị công chúa duy nhất của Việt Nam làm hoàng hậu ở nước ngoài, khi mất được dân tôn làm thần

Vì lợi ích quốc gia, vị công chúa này đành đồng ý lấy một vị vua đã ngoài 80 tuổi. Sau khi chồng mất, bà được vua cha bí mật mang về nước để tránh phải lên giàn hỏa thiêu để chết theo.

Cô bé 11 tuổi phát hiện lỗi sai ngớ ngẩn của Tây Du Ký: Hơn 400 năm không ai tìm ra, fan cũng chịu thua / Thành phố có tên ngắn nhất Việt Nam: Là vùng đất di sản số 1, không người Việt Nam nào không biết

Công chúa Huyền Trân, con gái út của vua Trần Nhân Tông là một trong những vị công chúa lưu danh lịch sử Việt Nam. Bà không chỉ nổi tiếng với nhan sắc xinh đẹp, kiều diễm mà còn đi vào đời sống văn hóa nước ta.

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, năm 1301, Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông du ngoạn đến Chiêm Thành, nhìn thấy phong cảnh nơi đây hữu tình, có nền văn hiến phát triển nên muốn kết giao. Để tạo mối quan hệ với nước bạn, Thái Thượng Hoàng đồng ý gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành.

Vua Chiêm Thành khi đó là Chế Mân, đã ngoài 80 tuổi. Vì lợi ích quốc gia nên công chúa Huyền Trân đành phải đồng ý. Bà được phong làm Vương hậu sau khi kết hôn.

cong-chua-huyen-tran-1
Huyền Trân là vị công chúa đầu tiên của Việt Nam trở thành hoàng hậu ở nước ngoài nhưng xuất giá đi tu chỉ sau một năm. Ảnh minh họa

Trong thời gian sống ở Chiêm Thành, công chúa Huyền Trân học tiếng Chăm, tìm hiểu về phong tục tập quán nước bạn, học âm luật, lập đội vũ nữ nhạc công. Nhờ có sự gắn kết của công chúa mà hai dân tộc ngày càng hiểu và tôn trọng nhau hơn. Vua Chế Mân cũng rất nể phục sự thông tuệ của vợ. Ông từng thốt lên:“Đoá bạch trà kiều diễm của ta, nàng làm ta vừa ngạc nhiên, vừa xúc động”.

Sau một năm kết hôn, vua Chế Mân qua đời, công chúa Huyền Trân trở thành quả phụ. Vua Trần Anh Tông nghe tin thì sai Trần Khắc Chung sang Chiêm Thành âm thầm cướp người về, tránh để công chúa chịu cảnh lên giàn hỏa thiêu chết theo chồng như phong tục nước bạn.

cong-chua-huyen-tran-3
Điện thờ Huyền Trân công chúa tại Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Internet

Sau khi về nước, công chúa Huyền Trân đến núi Trâu Sơn (nay gọi là núi Vũ Ninh, thuộc huyện Quế Dương, trấn Kinh Bắc) để tu với pháp danh Hương Tràng. Đến năm 1311, bà về Thiên Bản, lập chùa Quảng Nghiêm tự, tên Nôm thường gọi là chùa Nộn Sơn để tu hành để vừa gần gũi với quê hương, cũng là gần người cô công chúa Thụy Bảo đang tu ở đó.

cong-chua-huyen-tran-2
Tượng Huyền Trân Công Chúa bằng đồng tại đền thờ ở Huế. Ảnh: T.L

Thời gian ở chùa Nộn Sơn, hai vị công chúa đã cùng tu hành, phụng sự Phật pháp, khai hoang lập ấp, dạy dân trồng lương thực, trồng thuốc, chăm lo rất nhiều cho đời sống của dân. Chính vì công ơn đó mà sau khi ni sư Hương Tràng qua đời, người dân làng Hổ Sơn đã lập am thờ bà trên chùa Nộn Sơn.

Ngày nay, nhiều địa phương ở Việt Nam cũng lập đền thờ công chúa Huyền Trân. Riêng với người dân Hổ Sơn, bà được xem như một vị thần hộ quốc cứu dân.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm