Dẹp loạn Khăn vàng, chống Đổng Trác, đây là chân dung người thày kiệt xuất của Lưu Bị
Lý do mộ thường được đắp thành hình tam giác? Đọc xong mới biết người xưa thông minh thế nào! / Ngoài Bermuda, một 'tam giác quỷ' khác cũng tồn tại giữa lục địa Châu Á, được mệnh danh là 'vùng đất cấm của sự sống'
Trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn Nghĩa, ngay hồi một, La Quán Trung có nhắc đến một nhân vật tên Lư Thực. Thời điểm đó Lư Thực đang tham gia đánh giặc Khăn Vàng, giành được nhiều chiến thắng nhưng bị Hoạn quan gièm pha với Hán Linh Đế, nên bị áp giải về triều. Giữa đường về thì gặp ba huynh đệ Lưu Quan Trương. La Quán Trung mượn câu chuyện ngắn về Lư Thực để đặc tả bộ máy triều đình hủ bại của Hán Linh Đế, tin dùng gian thần, hoạn quan lộng hành, hãm hại người tài.
Người thày đầu tiên của Lưu Bị
Lư Thực, sau đó không được nhắc đến trong Tam Quốc diễn nghĩa nữa. Tuy nhiên, trong chính sử, Lư Thực là một trong những nhân vật kiệt xuất, là nhà chính trị, quân sự nhà giáo dục danh tiếng cuối thời Đông Hán. Và Lư Thực ấy chính là người thày đầu tiên của Lưu Bị. Quan điểm lấy Nhân Nghĩa để thu phục thiên hạ của họ Lưu, theo nhiều sử gia, chính là chịu ảnh hưởng lớn từ Lư Thực.
Theo mô tả ước lệ trong dân gian, Lư Thực, tự Tử Cán, người Trác Quận, mình cao hơn 6 thước (khoảng 2m ngày nay), giọng nói vang như chuông, tính cương nghị, ngay thẳng, phẩm giá cao quý, trong lòng nuôi chí lớn giúp đời giúp nước. Tương truyền, Lư Thực là người có tửu lượng đáng nể, ngày có thể uống 1 thạch rượu (100l) không say, được gọi là Trác Quận đệ nhất tửu gia.
Thực hồi trẻ theo học danh sĩ Mã Dung, sớm thông thạo kim cổ. Ông thích nghiên cứu nhưng lại không phải người xem trọng văn vẻ. Thực học xong, về nhà, mở lớp dạy học, trong đám môn sinh đầu tiên của Thực có nhiều người sau này là nhân vật hùng bá thời Tam Quốc như Công Tôn Toản và đặc biệt là Lưu Bị.
Giữa những năm Kiến Ninh (168 – 172), Thực mới bắt đầu gia nhập quan trường. Năm Hi Bình thứ 4 (175), người Man ở Cửu Giang khởi nghĩa, triều đinh biết Thực là nhân tài hiếm có, bái làm Cửu Giang thái thú; ông nhanh chóng bình định nghĩa quân. Dẹp loạn người Man xong, Thực cáo bệnh từ chức.
Gặp lúc người Nam Di nổi dậy, triều đình cho rằng Thực có ân tín ở Cửu Giang, bèn bái ông làm Lư Giang thái thú. Thực nắm rõ tình hình, xử lý yên loạn Man Di, giữ bình ổn mạn Lư Giang mà không hao tổn binh tốt.
Dẹp loạn Khăn vàng, chịu hàm oan
Hơn 1 năm sau, Thực được gọi về bái làm Nghị lang, cùng một số Đại phu trong triều hiệu khám Ngũ kinh, ký truyện trong Trung thư, bổ tục Hán ký. Tuy nhiên, sau Hán Linh đế cho rằng đó không phải là việc gấp, nên chuyển Thực làm Thị trung, thăng chức Thượng thư.
Năm Trung Bình đầu tiên (184), khởi nghĩa Khăn Vàng nổ ra, Lư Thực được phong làm Trung lang tướng, đem theo tướng sĩ Bắc quân ngũ hiệu (chính là toàn bộ 5 doanh cấm binh đời Đông Hán), phát động quân đội các quận cùng đánh dẹp nghĩa quân.
Lư Thực liên tiếp đánh bại thủ lĩnh nghĩa quân là Trương Giác, chém giết hơn vạn quân địch. Trương Giác chạy về giữ Quảng Tông, Thực đắp lũy đào hào, chế tạo vân thê, sắp sửa hạ thành. Hán Linh Đế sai Tiểu hoàng môn – Hoạn quan Tả Phong đến xem xét tình hình.
Vì Lư Thực không chịu hối lộ, Phong về nói với vua Hán rằng: "Giặc ở Quảng Tông dễ phá thôi. Lư trung lang giữ lũy dừng quân, để đợi trời diệt." Vua Hán nổi giận, bắt ông bỏ xe tù triệu về, cắt toàn bộ chức tước, đem biệt giam.
Đến khi Xa kỵ tướng quân Hoàng Phủ Tung dẹp xong nghĩa quân Khăn Vàng, ca ngợi phương lược hành quân của Lư Thực, đem hết công lao quy cho ông. Trong năm ấy Thực được phục chức Thượng thư.
Một mình chống Đổng Trác
Năm 189, Hán Linh Đế mất, con nhỏ là Hán Thiếu Đế lên nối ngôi. Đại tướng quân Hà Tiến làm phụ chính, tính kế giết hoạn quan, bèn triệu Tịnh Châu mục Đổng Trác, để dọa Hà thái hậu. Lư Thực biết Trác hung hãn khó chế ngự, ắt sinh hậu hoạn, cố can ngăn việc ấy. Hà Tiến không theo.
Khi Trác đến (Hà Tiến đã bị hoạn quan giết), quả nhiên hiếp đáp triều đình, đại hội bách quan ở triều đường, bàn việc phế Thiếu Đế lập Trần Lưu vương. Không ai dám nói, Lư Thực một mình kháng nghị không đồng ý. Đổng Trác giận dữ bãi hội, muốn giết ông.
Khi ấy Sái Ung được Trác kính trọng, trước Ung lại chịu ơn Thực nên ra sức can gián. Đổng Trác nghe lời không giết, nhưng miễn mọi chức quan của Thực. Lư Thực lấy cớ già bệnh xin về, biết khó tránh được vạ sau này nên nhanh chóng thu xếp hành trang bỏ trốn. Đổng Trác quả nhiên sai người đuổi theo, nhưng đến sông Hoài thì mất dấu Thực.
Lư Thực ẩn cư ở quận Thượng Cốc, từ đó không quan tâm thế sự triều chính nữa. Năm Sơ Bình thứ 2 (191), Viên Thiệu chiếm được Ký Châu, mời ông làm quân sư, Thực từ chối. Một năm sau, Thực mất. Vào lúc lâm chung, ông dặn dò con trai không dùng quan tài, chỉ có một tấm áo đơn sơ là được.
Năm Kiến An thứ 12 (207), Tào Tháo lên bắc đánh Ô Hoàn, đi qua Trác Quận, làm cáo thủ lệnh ca ngợi công tích của Lư Thực. Thực mất, để lại 6 thiên bi, lụy, biểu, ký; Toàn Hậu Hán Văn lưu giữ được các bài ngôn luận Thủy lập Thái học thạch kinh thượng thư, Nhật thực thượng phong sự, Tấu sự, Hiến thư quy Đậu Vũ, Li văn thắng lụy… đều là những tác phẩm được sử gia sau này đánh giá rất cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính