Ngoài Bermuda, một 'tam giác quỷ' khác cũng tồn tại giữa lục địa Châu Á, được mệnh danh là 'vùng đất cấm của sự sống'
Phát hiện nguyên tố cần thiết cho sự sống trên mặt trăng của sao Mộc / Bốn thế giới ngoài hành tinh lộ diện thứ giống Trái Đất: Sự sống tiềm năng?
Lop Nur dường như là vùng cấm của sự sống. Nơi đây mang theo vô số bí ẩn và nguy hiểm. Minh chứng là Lop Nur hủy diệt nền văn minh cổ Lâu Lan, Niya. Lop Nur vùi lấp nhà khoa học Bành Gia Mộc và nhà thám hiểm Dư Thuần Thuận nổi tiếng của Trung Quốc. Việc thiên nhiên nơi đây mất kết nối với con người càng khiến việc tìm ra sự thật gặp nhiều khó khăn.
Lop Nur nằm tại Nhược Khương, Tân Cương, từng là hồ nội địa lớn thứ 2 tại Trung Quốc, sau Thanh Hải. Nằm tại phía Đông lưu vực sông Tarim trên "Con đường tơ lụa" cổ đại, người ta đồn sự bí ẩn của nơi đây như "tam giác quỷ" của châu Á.
"Con đường tơ lụa" cổ đại chôn vùi không biết bao nhiêu hồn ma, xác quỷ, thi thể khô khốc vương vãi khắp nơi. Những truyền thuyết cứ thế đắp lên những ụ huyền bí, ma mị về vùng "biển Chết" này: "Trong sông cát có nhiều ma quỷ, gió nóng, kẻ gặp sẽ chết, không còn đường về...". Ở Lop Nur, mọi chuyện khó tin đều có thể xảy ra.
Lop Nur dường như là vùng cấm của sự sống.
Lop Nur từng là hồ nước mặn lớn thứ hai Trung Quốc. Tuy nhiên, nó đã khô cạn hoàn toàn từ khoảng 1.500 năm trước, hòa mình vào sa mạc Gobi. Thời ấy, Lop Nur đích thực là nơi vượng khí thích hợp cho con người sinh sống. Người Lâu Lan cổ đại đã sống tại đây.
Lop Nur nằm trong lòng chảo Tarim, gần với phía Đông sa mạc, là trung tâm khu vực thịnh vượng của Lâu Lan. Thời cổ đại, khi còn là hồ nước mặn, Lop Nur từng là một nơi xinh đẹp., diện nước của nó lên tới 5.000 km2. Tuy nhiên do khí hậu biến đổi cùng nhiều lý do khác, đất nước cổ đại từng trù phú ấy biến mất trong dòng chảy lịch sử. Lâu Lan không còn, Lop Nur cũng dần trôi vào quên lãng. Nhưng nhiều năm trở lại đây, vùng đất được mệnh danh là “Tai của Trái Đất” này lại có nhiều thay đổi đáng kể.
Cách đây 300 năm trước, Lop Nur cũng không khô cằn như ngày nay, hồ vẫn có diện tích khoảng 3.000 km2. Nhưng đến năm 1970, hồ đã hoàn toàn biến mất, trở thành sa mạc như bây giờ. Mặc dù Lop Nur không thoát khỏi số phận khô hạn nhưng với lịch sử lâu đời gắn với đất nước Lâu Lan xinh đẹp và bí ẩn. Đến bây giờ, vẫn có nhiều người bị cám dỗ bởi quá khứ ấy mà tìm về thám hiểm và du lịch ở Lop Nur.
Sự mất tích “kỳ lạ”
Tương truyền, ở Lop Nur có cất giấu kho báu cổ của người Lâu Lan thu hút vô số dân buôn đồ cổ đến đây nhưng tất cả đều “một đi không trở lại”. Bởi vậy, Lop Nur từng được mệnh danh là “Biển Chết”. Sau này, càng nhiều người muốn chứng minh năng lực và bác bỏ tin đồn, đi sâu vào Lop Nur. Rất nhiều người đã không trở về, trong đó có nhà sinh hóa, nhà thám hiểm nổi tiếng Trung Quốc lúc bấy giờ là Bành Gia Mộc.
Vào tháng 3/1958, Bành Gia Mộc đã đến Lop Nur. Khi đặt chân đến đây, Bành Gia Mộc bắt đầu tiến hành điều tra và nghiên cứu vùng ngoại vi của nó. Đồng thời, ông thu thập mẫu nước và các khoáng chất ở khu vực này. Sau khi thu thập một số khoáng chất tại đây, Bành Gia Mộckết luận ban đầu rằng Lop Nur chính là một kho báu cần được tiếp tục khám phá.
Năm 1979, Bành Gia Mộc quay lại Lop Nur một lần nữa. Trong lần trở lại này, Bành Gia Mộc đi cùng đoàn đến quay bộ phim “Con đường tơ lụa”. Ngoài tư cách là cố vấn của nhóm nhiếp ảnh, Bành Gia Mộc còn thực hiện một cuộc điều tra khác với Lop Nur.
Năm 1980, Bành Gia Mộc đến Lop Nur để thực hiện cuộc khảo sát lần 3. Dẫn đầu đội thanh tra, sau 28 ngày, đội thám hiểm đã đến gần với tâm của Lop Nur. Trong lần đi tìm nguồn nước cho đoàn thám hiểm, Bành Gia Mộc bị lạc và không tìm được đường quay trở lại. Không một ai tìm thấy Bành Gia Mộc, ông biến mất một cách khó hiểu như vậy.
Nhiều người cho rằng, Bành Gia Mộc đã phát hiện được bí mật nào đó dẫn đến sự mất tích của mình. Có một tin đồn khác là vì hồ muối Lop Nur có thể “dịch chuyển” nên Bành Gia Mộc đã lạc vào một thế giới song song. Và không ít tin đồn cho rằng Bành Gia Mộc mất tích là do người ngoài hành tinh.Cho đến hiện nay, thi thể của Bành Gia Mộc vẫn chưa được tìm thấy. Đồng thời, không ai biết thi thể Bành Gia Mộc nằm ở đâu và điều gì xảy ra với ông vào thời điểm đó.
"Vùng cấm của sự sống"
Năm 1972, vệ tinh Landsat 1 được phóng. Nó quét qua bề mặt Trái Đất. Vào thời điểm ấy, "một cái tai người" cực lớn lộ diện trước truyền thông khiến nhiều người ngỡ ngàng. "Cái tai" dài khoảng 60km và rộng khoảng 30km có nhiều đường bán nguyệt xen kẽ giữa hai màu sáng tối. Nó gấp khúc ở đoạn tâm, giống như "tai của Trái Đất".
Cho đến bây giờ Lop Nur vẫn là vùng đất chứa nhiều bí ẩn của Trung Quốc. Môi trường vùng này cằn cỗi, khô khốc, nhiệt độ khắc nghiệt và đầy phức tạp. Tuy nhiên, những truyền thuyết càng linh dị càng hoang dã thì lại thu hút vô số người đến với nơi đây. Nhiều người nghĩ rằng họ có thể đào được kho báu của đất nước cổ đại Lâu Lan. Cũng vì lý do này mà nhiều người mãi mãi nằm lại trong biển cát mênh mông, không tìm được đường trở về nhà nữa.
Xưa kia, Lop Nur từng là vùng đất xinh đẹp, giàu sức sống. Tuy nhiên, sự bào mòn của thời gian, cùng sự biến đổi khí hậu khiến lượng nước ngày càng ít đi, chỉ còn lại hoang mạc vắng lặng và những gò yardang khô khốc.
Thời nhà Thanh, học giả tên Từ Song từng đến Lop Nur. Và ông đã viết trong "Sử ký các vùng sông nước miền Tây" rằng người dân nơi đây "không ăn ngũ cốc, mà đánh cá làm thức ăn", "dệt cây gai làm áo, dùng lông ngỗng làm chăn". Điều này chứng tỏ, thời ấy, người dân quanh hồ Lop Nur vẫn sinh sống được, chọn săn bắn để mưu sinh.
Chết lặng giữa dòng thời gian cả nghìn năm, Lop Nur dần "hồi sinh", mặc dù không tìm thấy ánh hào quang chói lọi như thời hồng hoang, nhưng đây là một phần của cuộc sống. Con người vẫn đang tìm cách để kết nối với thực tại của Lop Nur.
Nhiều năm trở lại đây, con người đã dần tìm cách "liên lạc" với vùng đất chết này bằng cách khai thác hồ muối ở đây để sản xuất phân bón kali.
Khi lượng nước được bơm vào lòng chảo Tarim kéo theo sự "hồi sinh" chậm rãi của Lop Nur, và cũng dần thu hút những người "yếu bóng vía" đến chiêm ngưỡng và cảm nhận sự huyền bí nơi này.
Ban ngày, những máy bơm nước hoạt động rộn ràng, nhà máy thu hoạch kali cũng tất bật...
Nhiều bí ẩn tồn tại chưa có lời giải cho đến ngày nay
Vào năm 1934, tại vùng đất chết Lop Nor, người ta phát hiện ra một khu mộ thần bí giữa vùng hoang mạc không người sinh sống. 66 năm sau đó, không ai còn nhìn thấy nó nữa. Cho đến năm 2001, thông qua Google Earth, người ta mới tìm ra vị trí của nó. Và công việc khai quật nghiên cứu chỉ bắt đầu được tiến hành vào năm 2005... Khu mộ cách vùng hạ du sông Khổng Tước chừng 60 km về phía Nam, được các nhà khoa học đặt tên là “khu mộ Tiểu Hà”.
Vào năm 2010, một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Cát Lâm đã cho công bố một kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng,300 xác ướp bí ẩn trong ngôi mộ này là hỗn huyết. Họ vừa có đặc trưng di truyền của cả người châu Âu lẫn Siberia. Từ đó, các nhà khoa học phán đoán, rất có thể người châu Âu và người Siberia đã từng đến Tarim định cư đồng thời tiến hành những cuộc kết hôn giữa hai cộng đồng. Điều kỳ lạ nhất đối với các nhà khoa học là, trong khí hậu khô cằn như ở Lop Nor, thi thể người chết vẫn được bảo tồn nguyên vẹn suốt gần 4.000 năm qua.
Mặc dù Lop Nur không thoát khỏi số phận khô hạn nhưng với lịch sử lâu đời gắn với đất nước Lâu Lan xinh đẹp và bí ẩn. Đến bây giờ, vẫn có nhiều người bị cám dỗ bởi quá khứ ấy mà tìm về thám hiểm và du lịch ở Lop Nur. Hiện nay, Lop Nur chỉ có thể đón khách du lịch từ giữa tháng 4 đến tầm giữa tháng 10 mà thôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Con trăn đắt nhất thế giới trị giá 3,5 triệu USD, giống sinh vật thần tiên nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng!
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu