Đều là những người rất sáng suốt, hà cớ gì Tào Tháo, Tào Phi, Tào Duệ luôn đề phòng nhưng lại không giết Tư Mã Ý để diệt trừ hậu hoạ?
Triệu Vân 2 lần cứu sống con trai Lưu Bị, vì sao hơn 30 năm sau khi qua đời mới được phong hầu? / Trong 8 người thông minh nhất thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng chỉ đứng thứ 3, vị trí thứ 1 không ai dám phản đối
Ảnh minh họa
Sự nghi kỵ Tào Tháo dành cho Tư Mã Ý không chỉ được nhắc tới trong những tác phẩm văn học như "Tam quốc diễn nghĩa"mà còn được ghi lại cả trong chính sử.
Theo ghi chép của "Tấn thư. Tuyên Đế kỷ": Đế (Tư Mã Ý) trong lòng ngờ vực nhưng tỏ ra khoan dung, dùng người nghi kỵ nhưng linh hoạt. Nguỵ Vũ (Tào Tháo) nhìn ra ngài có chí hào hùng, nghe nói ngài (chỉ Tư Mã Ý) có tướng lang cố, muốn kiểm tra, bèn cho ngài đi trước rồi gọi lại, mặt ngài hướng về phía sau nhưng người không di chuyển.
Nguỵ Vũ lại mơ thấy ba con ngựa cùng ăn một máng, lấy làm khó chịu, bởi thế đã nói với Thái tử Phi: "Tư Mã Ý không chịu làm thần, tất can dự vào việc nhà ta."
Cuối thời Đông Hán, Tào Tháo dần nhận ra Tư Mã Ý "có chí anh hào", lại phát hiện ông có "tướng phản phúc", trong lòng Tào Tháo rất nghi kỵ. Bởi thế ông đã nói với Tào Phi: Tư Mã Ý không phải loại người chịu làm bề tôi, tất sẽ can dự vào việc triều chính của nhà chúng ta.
Ấy vậy mà, ba vị quân chủ sáng suốt của Tào Ngụy là Tào Tháo, Tào Phi và Tào Duệ dù đều nghi kỵ và đề phòng Tư Mã Ý nhưng họ đều không giết Tư Mã Ý để diệt trừ hậu hoạ. Kết quả là về sau, sau Sự biến lăng Cao Bình, Tư Mã Ý cướp được quyền lực của Tào Nguỵ, mở đường cho cháu nội ông là Tư Mã Viêm thay thế Tào Nguỵ, lập nên vương triều Tây Tấn.
Có một câu hỏi được đặt ra là: Tào Tháo, Tào Phi, Tào Duệ đều rất sáng suốt, lại có sẵn tâm thế đề phòng, vậy tại sao họ lại không giết Tư Mã Ý để diệt trừ hậu hoạ?
Hình ảnh nhân vật Tào Tháo trên phim.
Tào Tháo
Trước tiên, có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc Tào Tháo không giết Tư Mã Ý.
Thứ nhất, Tào Phi hết lòng bảo vệ Tư Mã Ý. Tục ngữ có câu "hổ dữ không ăn thịt con", tuy rằng Tào Tháo sát phạt quyết đoán, thế nhưng với đứa con trai hết lòng bảo vệ thuộc hạ, nếu như không có lý do xác đáng, Tào Tháo cũng khó lòng ra tay. Nói xa hơn, rất có thể Tư Mã Ý đã nhận ra sự dè chừng của Tào Tháo đối với mình.
Có thể nói khi Tào Tháo còn sống, Tư Mã Ý đã vô cùng cẩn thận, không để Tào Tháo có cơ hội bắt thóp mình. Khi đem ra so sánh, Dương Tu lại không được cẩn thận như Tư Mã Ý.
Mùa thu năm Kiến An thứ 24, Dương Tu bị Tào Tháo giết với tội danh "làm lộ quân cơ, cấu kết chư hầu", Dương Tu than rằng: "Ta thấy mình chết như thế này là muộn rồi."
Mặt khác, nguyên nhân Tào Tháo không giết Tư Mã Ý là bởi chức quan của Tư Mã Ý khi ấy quá thấp, về cơ bản không thể gây ra bất cứ uy hiếp gì cho Tào Nguỵ.
Trong lịch sử, rất nhiều võ tướng công cao lấn chủ không có được cái kết tốt đẹp, nguyên nhân trực tiếp là danh tiếng của họ quá cao hoặc nắm binh quyền trong tay, cũng tức là họ có năng lực tạo phản.
Tư Mã Ý thì ngược lại, bởi Tư Mã Ý dưới thời Tào Tháo không có khả năng tạo phản đó.
Hình ảnh nhân vật Tư Mã Ý trên phim.
Năm Kiến An thứ 24 (năm 219), Tư Mã Ý được thăng thức Thái tử trung thừa tự, phò tá Thái tử Tào Phi. Trong giai đoạn Nguỵ Tấn, Thái tử trung thừa tự chỉ là một chức quan ngũ phẩm, có chức trách phò tá Thái tử, theo hầu và khuyên can Thái tử, tâu việc sổ sách.
Bởi thế, khi Tào Tháo còn sống, Tư Mã Ý không chỉ giữ chức quan khá thấp, còn không được tham dự triều chính như Thừa tướng, Thượng thư lệnh, cũng không hề có binh quyền trong tay, bởi vậy không gây ra được uy hiếp nào cho Tào Nguỵ. Bởi thế, dù trong lòng có nghi kỵ, Tào Tháo cũng không đưa ra quyết định diệt trừ Tư Mã Ý.
Tào Phi
Về phía Tào Phi, nguyên nhân ông không giết Tư Mã Ý cũng được chia thành hai phương diện.
Thứ nhất, Tư Mã Ý có công phò tá Tào Phi giành thắng lợi trong cuộc đọ sức với Tào Thực. Bởi vậy, nếu Tào Phi vừa lên ngôi xưng đế đã ra tay với Tư Mã Ý, hiển nhiên là đang qua cầu rút ván, thậm chí sẽ khiến văn thần võ tướng dưới trướng e ngại.
Dù sao Tư Mã Ý phò tá Tào Phi bấy lâu cũng không có sai lầm rõ ràng nào. Ở phương diện khác, Tào Phi cần thế lực sĩ tộc như Tư Mã Ý để kìm hãm hoàng tộc Tào Nguỵ.
Trong thời gian Tào Phi trị vì, ông không chỉ trông chừng cẩn thận những người anh em của mình như Tào Thực, Tào Chương mà còn đề phòng những người trong hoàng tộc trong tay binh quyền của Tào Nguỵ như Tào Chân, Tào Hưu, Hạ Hầu Thượng.
Hình ảnh nhân vật Tào Phi trên phim.
Trong bối cảnh đó, những thế lực sĩ tộc như Tư Mã Ý, Trần Quần hiển nhiên sẽ nhận được sự trọng dụng của Tào Phi, nhờ đó cân bằng thế lực hoàng thất Tào Nguy, tránh xảy ra cục diện một nhà lũng đoạn triều đình.
Tào Duệ
Cuối cùng, với Nguỵ Minh Đế Tào Duệ mà nói, bởi danh tướng của hoàng thất Tào Nguỵ ngày càng ít ỏi, Tào Duệ bắt buộc phải dựa vào Tư Mã Ý để ngăn chặn sự tấn công của Thục Hán và Đông Ngô.
Năm Thái Hoà thứ 2 (năm 228), cũng tức là năm thứ hai Nguỵ Minh Đế Tào Duệ cai trị, Đại tư mã Tào Hưu thất bại thảm hại trong trận Thạch Đình, không lâu sau thì qua đời do nhiễm bệnh.
Năm Thái Hoà thứ 5 (năm 231), Đại tư mã Tào Chân cũng qua đời vì bệnh tật. Do đó, về cơ bản, những danh tướng họ Hạ Hầu và họ Tào từng theo Tào Tháo chinh chiến sa trường đều đã qua đời trước và sau khi Tào Duệ trị vì.
Trong bối cảnh đó, Thục Hán và Đông Ngô lại nhiều lần dấy binh tiến đánh Tào Nguỵ, ví dụ trong lần đầu tiên Gia Cát Lượng Bắc phạt Trung Nguyên, suýt nữa đã khiến Tào Nguỵ mất vùng Lũng Hữu. Vì thế, nếu như danh tướng ngăn chặn được Thục Hán và Đông Ngô như Tư Mã Ý bị Tào Duệ giết chết, chắc chắn sẽ khiến Thục Hán và Đông Ngô đục nước béo cò.
Nói xa hơn, ngoài việc ngăn chặn được chiến dịch Bắc phạt của Thừa thướng Gia Cát Lượng phe Thục Hán, Tư Mã Ý còn tiêu diệt được Công Tôn Uyên, giúp Tào Nguỵ dẹp yên khu vực Liêu Đông, thể hiện vai trò quan trọng của mình đối với Tào Nguỵ.
Hình ảnh nhân vật Tư Mã Ý và các tướng lĩnh trên phim.
Cuối thời kỳ Chiến Quốc, nhờ có danh tướng Lý Mục, nước Triệu đã ngăn chặn được nước Tần, không đến mức bị tiêu diệt. Nhưng sau khi Triệu U Mục Vương giết hại Lý Mục, cũng tức là tự lấy đá đập chân mình, đô thành Hàm Đan của nước Triệu đã bị quân Tần đánh hạ.
Có vết xe đổ của người đi trước và cũng là một người sáng suốt như tiền bối Tào Tháo và Tào Phi, hiển nhiên Tào Duệ sẽ không làm ra việc ngu xuẩn tự hại mình.
Hơn nữa, theo quan điểm của trang Sohu (Trung Quốc), Tư Mã Ý cướp được quyền lực của Tào Nguỵ, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sau khi Tào Duệ qua đời, Tào Phương quả thật vẫn còn nhỏ dại, không thể nắm giữ quyền lực, trong khi Tào Sảng - một đại thần khác được Tào Duệ gửi gắm con trai lại kém Tư Mã Ý quá nhiều về mặt năng lực, từ đó dẫn tới việc Tư Mã Ý phát động thành công Sự biến lăng Cao Bình.
Nói theo cách khác, nếu như năng lực của Tào Sảng đủ mạnh, hoặc Tào Phương không quá nhỏ dại, Tư Mã Ý muốn cướp lấy quyền lực của Tào Nguỵ sẽ là việc không đơn giản.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trái đất xuất hiện vết rách khổng lồ, quốc gia lớn thứ 2 thế giới sợ hãi cảnh báo đại thảm họa
Loài động vật quý hiếm cả thế giới chỉ Việt Nam có, giới khoa học nỗ lực tìm mọi cách để bảo tồn
CLIP: Bị linh cẩu cắn vào chỗ hiểm, trâu rừng đực nhận cái kết khó tin
Danh tính vị Đại tướng người Nam Bộ đầu tiên và duy nhất đến nay: Sự nghiệp lừng lẫy, về hưu đi trồng dừa
Việt Nam sở hữu loài động vật cực kỳ quý hiếm có ngoại hình độc nhất vô nhị, là ‘hậu duệ’ của ma cà rồng
CLIP: Cả gan đối đầu với voi châu Phi trưởng thành, tê giác bị đối thủ húc lật ngửa bụng