Đi câu cá thì phát hiện 'nhiều con mắt nhìn chằm chằm', nhóm bạn trẻ đánh liều mang về và kinh ngạc vì kết quả
Chùa có tháp vàng đính kim cương, đá quý / Chiêm ngưỡng món quà mừng thọ vua Càn Long dâng tặng mẫu thân: Bộ Kinh Phật dát vàng, khảm 10.000 viên đá quý
Cách đây 3 năm, có một nhóm nam sinh rủ nhau đi câu cá ven suối. Câu mãi không thấy cá đâu, nên họ quyết định lội xuống suối chơi. Một người vấp phải hòn đá và ngã xuống nước. Khi đứng dậy, người này chợt thấy rùng mình - hòn đá như thể là rất nhiều con mắt đang nhìn chằm chằm vào mình từ dưới nước.
Cậu thanh niên gọi nhóm bạn tới để xem xét tình hình. Nào ngờ, có người bạo dạn dám thò tay xuống lôi thứ đó lên. Hóa ra nó chỉ là một hòn đá kỳ lạ với rất nhiều hoa văn hình con mắt trên bề mặt. Cả nhóm rất kinh ngạc, họ chưa bao giờ thấy loại đá nào đặc biệt như vậy. Họ quyết định đem nó về.
Viên đá có hình dáng và hoa văn rất đặc biệt, tựa như nhiều con mắt. (Ảnh: Kknews)
Ban đầu, khi biết nhóm bạn trẻ nhặt được hòn đá có con mắt kỳ dị, bố mẹ của họ đã trách mắng rất nhiều. Thế nhưng, dù sao thì họ cũng đã nhặt nó về rồi, ai cũng tò mò muốn biết viên đá này có nguồn gốc thế nào. Các gia đình đã cùng nhau bàn bạc, sau đó, cha của một bạn nam đã đem viên đá tới nhờ trung tâm kiểm định đá quý của thành phố nhờ thẩm định.
Theo kết quả thẩm định, viên đá này là ngọc Dzi, một loại đá mã não đặc biệt. Nó còn được biết đến với rất nhiều tên gọi như "Con mắt của Trời", "Kim cương Tây Tạng", "Kim cương xứ Himalaya".
Trong tiếng Tạng, "dzi" mang ý nghĩa là tỏa sáng rực rỡ, trong suốt sáng tỏ như ánh sáng tinh khôi của mặt trời vào buổi sớm mai.
Ngọc Dzi có màu sắc chủ đạo thường dao động từ màu nâu sang màu đen, các họa tiết thường màu trắng ngà. Dzi có màu sắc, hình dạng và kích cỡ khác nhau; tùy thuộc vào thời gian tồn tại, bề mặt hạt Dzi có thể nhẵn bóng hay sần sùi.
Các họa tiết tự nhiên (thường là những lớp lớp xoáy) của mã não đôi khi có thể được nhìn thấy bên dưới hoặc đằng sau các họa tiết trang trí, và đôi khi không.
Theo các chuyên gia, hòn đá là ngọc Dzi quý hiếm với giá trị ít nhất là 700 triệu VND. (Ảnh: Kknews)
Với hòn đá mà nhóm nam sinh nhặt được, chuyên gia đánh giá rằng nó thuộc loại cực kỳ quý hiếm, bởi những viên ngọc Dzi có nhiều hơn 3 mắt rất ít. Chuyên gia cũng nhận định, giá trị của viên đá này ít nhất là 200.000 NDT (khoảng 700 triệu VND).
Ngọc Dzi được có từ thời nền văn minh sông Indus, giữa năm 2000 đến 1000 trước Công nguyên. Theo các ghi chép và bằng chứng lịch sử, khi quyền lực Tây Tạng mạnh ở Trung Á, quân đội của họ đã mang về nhà hàng ngàn hạt Dzi từ Ba Tư. Người Tây Tạng coi ngọc Dzi như đá quý giá nhất và nó là kho báu giành cho các thế hệ gia đình hoàng gia ở các thế hệ sau.
Các hạt Dzi đeo cổ có thể được sử dụng cho mục đích thế chấp tại ngân hàng hoặc Văn phòng Tín dụng của thành phố. Vì vậy, với người Tây Tạng, hạt Dzi không khác gì tiền mặt. Thậm chí, họ còn dùng nó để trao đổi vật nuôi, đất đai và tiền bạc. Ở Tây Tạng, nhiều loại hàng hóa đắt tiền được trao đổi bằng các hạt Đá Dzi thay cho tiền mặt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
CLIP: Cuộc "tử chiến" kịch tính giữa chó ngao và gấu đen, kết cục đầy bất ngờ
Cây gỗ quý 4.300 năm tuổi dài 11m từng bị sét đánh được gia chủ bán 2 căn nhà để lấy, thương gia trả hơn 870 tỷ cũng không bán
Ngôi nhà cổ đẹp nhất quận 9 bên trong toàn gỗ quý, ẩn giấu bí ẩn đến nay chưa có lời giải
Ngôi làng sở hữu 30 cây gỗ quý nhất Việt Nam: Rộng 1000m2, được bảo vệ bởi một hủ tục tâm linh
Con người bắt đầu biết nấu ăn từ khi nào?