Di sản của Hoàng đế châu Phi giàu nhất lịch sử
Quốc vương giàu nhất lịch sử: Tài sản khủng đủ "nuôi cả thế giới" nhưng lại mặc áo rách, tiêu 30 nghìn đồng/tuần / Khám phá Top 4 người giàu nhất Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20
Hãy tưởng tượng xem người giàu nhất trong lịch sử sẽ có bao nhiêu tiền, sauđó thêm vào vài trăm tỉ USD, và có lẽ bạn đã tiến gần hơn đến số tài sản mà Mansa Musa sở hữu trong thế kỷ 14.
Là người trị vì Đế quốc Mali ở Tây Phi, Mansa Musa lần đầu tiên lên nắm quyền năm 1312. Vàothời điểm đó, vương quốc đã rất thịnh vượng. Nhưng dưới sự cai trị của Hoàng đế Musa, Mali còn trở nên giàu có hơn. Tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực - như vàng và muối - Musa đã mở rộng đế chế của mình trên nhiều vùng lãnh thổ và tạo được ấn tượng lớn trên đường đi.
Các nhà kinh tế đã xác định rằng khối tài sản khổng lồ của vị hoàng đế Tây Phi rất có thể khiến ông trở thành người giàu nhất trong lịch sử. Nhưng rốt cuộc Mansa Musacó bao nhiêu tiền, và đã làm gì với nó?
Con đường đến quyền lực của Musa bắt đầu khi Hoàng đếAbubakari IIcho phép ông tạm thời đảm nhận vai trò của mình. Một vị hoàng đế “đột xuất” là đặc điểm phổ biến trong suốt lịch sử của đế chế này. Vị trí đó phần nào có thể so sánh với vai trò của một phó tổng thống thời hiện đại - vì vị vua tạm quyền sẽ trở thành người trị vì hoàn toàn nếu có điều bất trắc xảy ra với hoàng đế thực sự.
Musa sở hữu nguồn tài sản khổng lồ chủ yếu nhờ kinh doanh vàng và muối, những thứ được khai thácrất nhiều ở Tây Phi vào thời điểm đó. Nhà vua đã sử dụng phần lớn tài sản của mình để củng cố các trung tâm văn hóa quan trọng, đặc biệt là Timbuktu.
Nhưng bất chấp thành công vang dội của mình, Musa không được biết đến nhiều ngoài khu vực mà ông cai trị - cho đến khi nhà vuaquyết định bước ra ngoài châu Phi. Là một người sùng đạo Hồi, Musa quyết tâm thực hiện chuyến hành hương đến thánh địa Meccavào năm 1324.
Cuộc hành hương "rải vàng"
Hành hương đến thánh địa Mecca là một phần quan trọng của đạo Hồi cho đến ngày nay. Và đối với Musa, đó là một chiến công không hề nhỏ, nhà vua đã phải vượt qua khoảng 6.000km từ đế chế của mình để đến miền đất thánh.
Là một hoàng đế giàu có và quyền lực, ông chắc chắn không thể đi một mình. Musa bắt đầu cuộc hành hương của mình với đoàn tuỳ tùng gồm 60.000 người, bao gồm người hầu, binh lính và những người trung thành khác.
Những người hầu của Musa không ăn mặc rách rưới như người ta tưởng. Thay vào đó, họ được quấn trong lụa Ba Tư và mang theo những cây trượng bằng vàng.
Thế giới nhanh chóng chú ý đến đoàn người, ngựa và lạc đà khổng lồ của Mansa Musa. Ông còn mang theo nhiều hàng hoá nhất có thể, và thường xuyên tặng vàng cho những người nông dân ngẫu nhiên gặp trên đường phố. Khi Musa đi qua Cairo, Media và cuối cùng là Mecca, ông đã để lại phía sau những con đường rải rác vàng.
Ở Cairo, vị hoàng đế Tây Phi đã cho đi nhiều vàng đến nỗi ông thực sự làm rối tung nền kinh tế địa phương trong một thời gian. Sự gián đoạn cuối cùng cũng kết thúc, một phần là do Mansa Musa bắt đầu vay từ những người cho vay ở Cairo bất chấp lãi suất cao. Và đến thời điểm đó, nhà vua gần như một tay kiểm soát giá vàng ở khu vực Địa Trung Hải. Phải mất hơn một thập kỷ nền kinh tế của Cairo mới có thể phục hồi hoàn toàn sau cú “can thiệp vàng” của Mansa Musa.
Chuyến hành hương của Musa đến Mecca đã giúp củng cố vị trí của ông trong lịch sử. Nhưng vào thời điểm đó, ông chỉ đơn giản xem đó là một hành trình cần thiết để tôn vinh đức tin của mình, và là một cách để mở rộng vương quốc. Trong chuyến đi lịch sử tới Mecca, ông đã giành được lãnh thổ của Gao. Và vào cuối triều đại của mình, Musa đã mở rộng đế chế của mình rộng lớn hơn nhiều, bao gồm cả Senegal ngày nay, Gambia, Guinea, Niger, Nigeria, Chad và Mauritania.
Những đóng góp lâu dài
Vậy Mansa Musa đã làm gì với số của cải khổng lồ, ngoài việc bố thí cho người dân và dùng nó để mua quà lưu niệm?
Điều thật đáng kính nể là ông sử dụng hầu hết của cải để xây dựng một số lượng lớn các nhà thờ Hồi giáo. Truyền thuyết kể rằng, ông cho xây dựng một nhà thờ Hồi giáo vào mỗi thứ Sáu hàng tuần trong thời gian trị vì, trong đó nổi tiếng nhất là Nhà thờ Djinguereber. Musa cũng cho xây dựng một số trường đại học trên khắp vương quốc. Nhiều tòa nhà lịch sử này – gồm cả trường học và nhà thờ Hồi giáo - vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, tức khoảng 700 năm sau.
Khi Mansa Musa còn sống, việc ông đầu tư vào giáo dục Hồi giáo ở Mali đã thu hút rất nhiều học giả, nhà thơ và nghệ nhân Hồi giáo đến với đế chế. Họ tập trung về Timbuktu, nơi nhanh chóng trở thành một trong những thành phố nổi bật nhất trong thế giới Hồi giáo.
Ngoài ra, Musa đã đưa tên tuổi và đế chế của mình lên bản đồ thế giới theo đúng nghĩa đen. Đoàn lữ hành của ông trong chuyến hành hương Mecca đã thu hút sự chú ý đến nỗi người châu Âu, ở cách xa hàng nghìn dặm, cũng biết về chuyến đi.
Vào cuối thế kỷ 14, nhà bản đồ học người Tây Ban Nha Abraham Cresques đã vẽ một số bản đồ nổi tiếng có hình ảnh Mansa Musa đội vương miện, một tay cầm vương trượng và một tay cầm khối vàng. Bức tranh miêu tả một vị vua giàu có đã tạo ra một cảm giác viển vông với người dân châu Âu, thời điểm đó đang vật lộn với bệnh dịch hạch, nội chiến và khó khăn kinh tế.
Mansa Musa cai trị Đế chế Mali trong khoảng 20 năm. Trong thời gian đó, ông đã mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động của các cảng thương mại và trở thành một trong những nhà cai trị quyền lực nhất trong thời đại của mình, thậm chí là mọi thời đại.
Người ta tin rằng ông đã qua đời vào năm 1332, để lại ngai vàng cho con trai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ