Khám phá

Nước nào giàu nhất châu Âu?

Theo Ngân hàng thế giới (World Bank), với GDP lên tới hơn 4,4 nghìn tỷ USD, Cộng hòa Liên bang Đức là nền kinh tế dẫn đầu châu Âu, xếp thứ tư thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản.

Cuộc tình lãng mạn của đệ nhất mỹ nhân châu Âu / Những chuyến tàu đẹp như cổ tích giữa lòng châu Âu

1

Thu nhập bình quân đầu người của nước Đức hiện nay là hơn 45.000 USD/người/năm (xếp hạng 15 thế giới). Ảnh: Wikipedia.

1

Nước Đức có tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức, tên tiếng Anh Germany. Đây là một nước cộng hòa dân chủ tự do và nghị viện liên bang tại vùng Trung Âu. Đức là thành viên của NATO, G8, G20, OECD, Liên Hợp Quốc và WTO. Ảnh: Eluxe Magazine.

1

Đức có diện tích là 357.021 km2, dân số hơn 83 triệu người, là quốc gia thành viên đông dân nhất trong Liên minh châu Âu. Nước Đức là một chính thể liên bang gồm 16 bang. Ảnh: Eluxe Magazine.

1

Phổ là tên gọi của nước Đức cũ. Sau khi Pháp thất bại trong chiến tranh Pháp - Phổ, đế quốc Đức được thành lập vào năm 1871, thống nhất toàn bộ các bộ phận rải rác của Đức, ngoại trừ Áo. Phổ là quốc gia cấu thành chi phối đế quốc mới. Hoàng đế Phổ cũng chính là hoàng đế của nước Đức, Berlin trở thành thủ đô. Ảnh: Eluxe Magazine.

1

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Đức bị chia cắt thành hai miền, Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức), Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức). Đến tháng 10/1990, Đông Đức và Tây Đức được thống nhất thành Cộng hòa Liên bang Đức. Ảnh: Eluxe Magazine.

1

Với hơn 3,7 triệu dân, Berlin vừa là thủ đô, vừa là thành phố lớn nhất của nước Đức, xếp thứ hai trong Liên minh châu Âu (sau London). Berlin chính là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của nước Đức hiện tại. Ảnh: BBC.

 

1

Theo sách Lịch sử văn minh thế giới, Wilhelm Conrad Röntgen (1845-1923) là nhà vật lý thiên tài người Đức. Ông chính là người khám phá ra bức xạ điện từ mà ngày nay chúng ta gọi là tia X-quang. Đây là một trong những phát minh tiêu biểu trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Năm 1901, ông trở thành người đầu tiên được trao giải thưởng Nobel Vật lý. Ảnh: Wikipedia.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm