Khám phá

Đi tìm câu trả lời khi Tử Cấm Thành 6 năm không bóng người nhưng vẫn có đàn quạ 'mò đến' mỗi ngày: Điềm báo nơi nặng âm khí hay còn lý do khác?

Từng đàn quạ ghé qua Tử Cấm Thành mỗi ngày khiến những người dân sống xung quanh không khỏi ớn lạnh.

Vì sao Tử Cấm Thành không cho phép tham quan lãnh cung? - Phổ Nghi đã lý giải tất cả trong tự truyện của mình / Cùng trong Tử Cấm Thành, tại sao có nơi um tùm cây cối, có nơi tuyệt đối cấm trồng cây?

Tương truyền, nguồn gốc của cái tên 'Tử Cấm Thành' ở Bắc Kinh, Trung Quốc có nghĩa là "Tòa thành cấm màu tía".

Theo nghĩa Hán tự, chữ 'Tử' có nghĩa là màu tím, dựa trên một thần thoại: Tử Vi Viên là nơi ở của Trời, Vua là con Trời nên nơi ở của Vua cũng gọi là 'Tử'. Còn 'Cấm Thành' là khu vực cấm dân thường ra vào.

Tử Cấm Thành đã tồn tại hơn 600 năm, từ đời Minh Thành Tổ đến Phổ Nghi, trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm. Nơi đây cũng xảy ra nhiều chuyện kỳ ​​lạ khó có thể giải thích. Người ta nói rằng những người làm việc xung quanh Tử Cấm Thành thường sẽ bắt gặp một số điều lạ lùng nhưng không có câu trả lời hoặc lời giải thích hợp lý.

Chúng ta đều biết các bậc đế vương thời xa xưa chịu ảnh hưởng của xã hội phong kiến, đều quan tâm đến phong thủy vì vậy ở Tử Cấm Thành đã xuất hiện nhiều truyền thuyết kỳ lạ.

Chẳng hạn, vào những ngày mưa giông sấm sét, hình ảnh các cung tần mỹ nữ sẽ xuất hiện trên các bức tường của Tử Cấm Thành. Nhiều người nói rằng không nên đến Tử Cấm Thành vào ban đêm.

Đi tìm câu trả lời khi Tử Cấm Thành 6 năm không bóng người nhưng vẫn có đàn quạ mò đến mỗi ngày: Điềm báo nơi nặng âm khí hay còn lý do khác? - Ảnh 1.

Những đàn quạ vẫn thường xuyên dừng chân ở Tử Cấm Thành (Ảnh: Kknews)

Ngoài ra, còn có câu chuyện về những đàn quạ bay đến từ phía tây bắc Tử Cấm Thành vào mỗi buổi sáng trong hơn 6 năm, kể cả khi nơi đây không còn bóng người.

Theo lời người dân kể lại, những con quạ này sẽ luôn bay về phía đông nam, và sẽ có một số con trú ngụ trên các bức tường của Tử Cấm Thành. Buổi tối, những con quạ này sẽ bay về theo lộ trình cũ và sáng sớm hôm sau lại xuất hiện. Sự việc đã diễn ra 6 năm và chưa bao giờ bị gián đoạn.

Một số ý kiến cho rằng quạ xuất hiện ở Tử Cấm Thành vì chúng đã ngửi thấy 'mùi tàn' của nhà Thanh cách đây rất lâu và quạ thường hay xuất hiện ở những nơi có sự chết chóc.

Sở dĩ quạ hay 'ghé qua' nơi đây vì trong cung có rất nhiều người đã phải bỏ mạng. Có rất nhiều lời đồn đại về sự kiện này.

Nhưng sự thật, quạ là loài vật tốt lành theo quan điểm của người Mãn Châu.

 

Tương truyền khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích bị thua trận và bỏ chạy, khi ông sắp bị kẻ thù bắt được, lúc này trời vừa chập choạng tối, và một bầy quạ sà xuống che cho ông khỏi sự lùng sục của quân địch.

Vì vậy, để 'tri ân' loài quạ, Tử Cấm Thành đã xây dựng một nơi đặc biệt cho quạ kiếm ăn. Sau hàng trăm năm, chúng đã hình thành thói quen ghé qua nơi này.

Vua Hoàng Thái Cực còn đặc biệt ra lệnh không được làm hại quạ và đặc biệt cho xây "cột thiêng" để thờ trời, trên đỉnh có đặt thịt băm và ngũ cốc cho đàn quạ.

Đó là một lý do, và còn có một lý do khác là do hiệu ứng đảo nhiệt của thành phố.

Hiện tượng này xảy ra khi các thành phố thay thế lớp phủ đất tự nhiên bằng mật độ dày đặc của vỉa hè, tòa nhà và các bề mặt hấp thụ và giữ nhiệt khác. Do đó khu vực đô thị ấm hơn đáng kể so với các khu vực ngoại ô xung quanh.

 

Theo lời các chuyên gia, trong Tử Cấm Thành, mỗi sân sẽ có một bức tường riêng biệt. Chúng ngoài chức năng ngăn cách không gian còn có thể dùng để phòng cháy, đồng thời chống gió rét vào mùa đông. Ngoài ra, hầu hết các cung điện trong Tử Cấm Thành đều quay mặt về hướng Bắc và Nam, bản thân thiết kế này có lợi cho việc dựa vào ánh sáng mặt trời tự nhiên để sưởi ấm.

Tử Cấm Thành là nơi hoang vắng, nhiệt độ tương đối cao nên trở thành nơi trú ẩn cho chúng. Do vị trí nằm ở trung tâm thành phố, là nơi có nhiệt độ ngoài trời cao nhất Bắc Kinh cùng với số lượng lớn cây cối và các công trình kiến ​​trúc cổ nên Tử Cấm Thành trở thành nơi trú ẩn lý tưởng cho đàn quạ.

Kết luận, việc những đàn quạ thường xuyên xuất hiện ở đây chỉ là do một thói quen lâu ngày cộng với một số yếu tố địa lý đặc thù.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm