Khám phá

Vì sao Tử Cấm Thành không cho phép tham quan lãnh cung? - Phổ Nghi đã lý giải tất cả trong tự truyện của mình

Có phải lãnh cung có nhiều linh hồn oan khuất nên không thể cho khách vào tham quan? Câu trả lời là không.

Hướng dẫn viên tiết lộ 3 đồ vật thần bí giúp Tử Cấm Thành thu hút hàng triệu lượt khách du lịch / Top 5 sự thật ít người biết về Tử Cấm Thành

Trong các bộ phim truyền hình Trung Quốc, không khó bắt gặp cảnh tượng các nàng phi tần thất sủng dám chọc giận hoàng đế bị đày vào lãnh cung.

Tại đây, phi tần sẽ phải chôn vùi thanh xuân trong 4 bức tường của lãnh cung ẩm thấp, không người hầu hạ, không người chuyện trò, nhiều người sẽ chọn cách treo cổ tự vẫn vì không chịu được cảnh cô đơn. Suốt hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh, đã có rất nhiều phi tần bị nhốt vào lãnh cung rồi chịu số kiếp bi thảm tại đây.

Vì sao Tử Cấm Thành không cho phép tham quan lãnh cung? - Phổ Nghi đã lý giải tất cả trong tự truyện của mình - Ảnh 1.

Lãnh cung là nơi ẩm mốc, phủ bụi, nhốt những phi tần thất sủng lỡ chọc giận hoàng đế. Ảnh: Popop

Sau khi thời kỳ phong kiến sụp đổ, Tử Cấm Thành - hệ thống cung điện của nhà Minh và nhà Thanh, đã được mở cửa để du khách tới tham quan tự do. Song vẫn có những cung điện bên trong Cố Cung bị cấm vào tham quan, người ta cho rằng một trong số đó là lãnh cung.

Liệu có phải lãnh cung đã chứng kiến quá nhiều cảnh tượng thê lương, có nhiều linh hồn oan khuất nên mới cấm du khách vào?

Câu trả lời đã được chính Phổ Nghi - vị hoàng đế cuối cùng của Thanh triều, tiết lộ trong cuốn tự truyện "Nửa đời trước của tôi". Phổ Nghi cho biết, thực tế trong Tử Cấm Thành không có cung điệnnào tên là lãnh cung cả, vào mỗi thời kỳ, lãnh cung sẽ là một địa điểm khác nhau.

Vì sao Tử Cấm Thành không cho phép tham quan lãnh cung? - Phổ Nghi đã lý giải tất cả trong tự truyện của mình - Ảnh 3.

Phổ Nghi đã hóa giải hiểu lầm về lãnh cung trong cuốn hồi ký của mình. Ảnh: Toutiao

Ví dụ như trong hầu hết các đời vua nhà Minh, lãnh cung là cung Cảnh Dương nhưng tại thời vua Minh Hy Tông, lãnh cung là là một khu vực khuất nẻo gần cung Càn Tây.

 

Dưới thời Hoàng đế Quang Tự, Từ Hi Thái hậu lại đày Trân Phi vào Cảnh Kỳ các ở Bắc viện cung Ninh Thọ, nên nơi này mới là lãnh cung.

Thực ra không có gì trong lãnh cung, những cung điện được chọn làm lãnh cung vốn dĩ đã ít người qua lại, chủ yếu chỉ để hù dọa các phi tần. Từ cuối thời nhà Thanh, vì vấn đề tài chính mà các cung điện cũ đã không được bảo trì nữa. Sau này lãnh cung bị hư hỏng nghiêm trọng, không có nhiều giá trị tham quan nên ban quản lý mới đóng cửa chúng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm