Khám phá

Đi tìm sự thật về những bí ẩn xung quanh cái được gọi là 'bùa yêu'

Có rất nhiều những câu chuyện đồn thổi về bùa yêu, bùa ác tồn tại cả ngàn năm nay, Vậy đâu là sự thật.

Bánh Trung thu bán ế sẽ được dùng để làm gì? / Rùng rợn những địa điểm mang lời đồn bị ma ám ở Campuchia

Một trong những thứ bùa ngải "danh tiếng" nhất chính là ngải yêu, hay còn gọi là bùa yêu. Đồn đại về nó có rất nhiều, đại loại khi đã bị dính thứ bùa này, nạn nhân sẽ bất chấp tất cả để đến với người bỏ ngải mình, không màng tới tuổi tác, địa vị hay danh vọng. Những câu chuyện truyền miệng về thứ ngải yêu nhiều vô số, nhưng thường được xây dựng theo một mô tuýp chung: Người đàn ông hoặc đàn bà không có nhan sắc, nghèo túng, nhưng vẫn lấy được chồng (vợ) xinh đẹp, giỏi giang hoặc giàu có. Điều trái ngược này thường được lý giải bằng công dụng của thứ bùa yêu, bởi chẳng có lời giải thích nào hợp lý hơn.

Bùa ngải yêu có thật không là câu hỏi rất nhiều người quan tâm, vì có rất nhiều những câu chuyện đồn thổi về bùa yêu, bùa ác tồn tại cả ngàn năm nay, chẳng biết thực hư ra sao, nhưng đến tận ngày nay còn không ít người tin vào sự hiệu nghiệm của nó.

Bùa ngải yêu có thật không là câu hỏi rất nhiều người quan tâm. Ảnh minh hoạ

Bùa ngải yêu có thật không là câu hỏi rất nhiều người quan tâm. Ảnh minh hoạ

Chia sẻ trên báo chí, một số nhà khoa học cũng khẳng định bùa ngải là có thật hoặc dù thế nào thì cũng thật theo một nghĩa nào đó. Theo GS. TS Trần Trí Dõi hiện là Chủ nhiệm Bộ môn “Ngôn ngữ và Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam” khoa Ngôn ngữ học và kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm “Nghiên cứu Phát triển các dân tộc thiểu số – miền núi và Lưu vực sông Hồng” Trường ĐH KHXH & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) thì bùa yêu có thật mà không thật, dù có mâu thuẫn nhưng quả là vậy.

Là người nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa của các dân tộc thiểu số, GS. TS Trần Trí Dõi đã trực tiếp đi đến rất nhiều những vùng dân tộc khác nhau. Ông phân tích: “Ở đâu, người ta cũng kể chuyện về các loại bùa ngải. Đó là những câu chuyện huyền bí và rất hấp dẫn người nghe. Nào là chuyện bùa hại người; rồi chuyện bùa yêu, một người nếu thích người kia, chỉ cần bỏ bùa yêu thì lập tức người kia sẽ theo và yêu người bỏ bùa say đắm…Riêng về bùa yêu thì tôi cho rằng đó là chuyện có thật mà lại là không thật. Bởi vì, có nhiều loại bùa yêu, người ta làm bằng bột, trong đó có chứa chất kích dục. Và trong một chừng mực nhất định nào đó, nó có thể khiến cho một người xa lạ bỗng muốn “gần gũi” với người bỏ bùa”.

Ông cho rằng chính vì lý do đó nên nhiều người mới tưởng, thứ bùa yêu đó là có tác dụng thần kỳ. Rồi họ huyền thoại hóa câu chuyện đó lên và truyền bá ra bên ngoài, sau đó tiếp tục lan truyền cho đến các đời sau. Những người đời sau nghe chuyện, cũng nửa tin nửa ngờ nhưng cuối cùng lại chấp nhận tin đó là chuyện có thực, và lại đẩy những câu chuyện đó lên như một giai thoại. Do vậy, những câu chuyện về bùa yêu luôn khiến nhiều người tò mò rồi tin theo nó.

Còn theo tiến sĩ, Thiếu tướng, nhà văn Nguyễn Chu Phác, ông là một trong những người khá say mê tìm hiểu chuyện bùa ngải, cũng cho rằng trong các loại bùa thì loại bùa làm bằng ngải có lý do tồn tại hơn cả.

 

Mặc dù miêu tả hình dạng có khác nhau, nhưng nơi đâu cũng nhắc đến sự linh nghiệm của ngải. Theo kiến giải của nhiều người, cây này chỉ có rất ít ở vùng sâu núi thẳm. Cây này ăn động vật (gà con hoặc chim rừng), cái khí chất của nó độc địa. Nhờ cái khí thiêng ấy, muốn hại đối phương phải bào chế và cho người ấy uống. Đối phương sẽ trở nên ốm yếu thần kinh suy kiệt. Nhưng với mục đích hại người thì người chơi bùa ngải cũng không thoát khỏi chuyện ác giả, ác báo.

Theo Thạc sỹ Dân tộc học Nguyễn Tri Hùng, Phó Ban Dân tộc – miền núi tỉnh Quảng Nam, người có hơn 20 năm nghiên cứu các dân tộc tại vùng miền núi Quảng Nam khẳng định: Chuyện ngải yêu là có thật. Lâu nay đồng bào Cơ Tu, Xê Đăng, Bhnoong,…vẫn có nhiều ngải với nhiều công dụng khác nhau. Sống giữa rừng núi thâm sâu, chuyện bùa ngải cứ như là phép màu, là sức mạnh của đồng bào. Ngoài yếu tố tâm linh, nhiều loại bùa ngải còn có thể giải thích theo khoa học. Nhiều phân tích khoa học chứng minh rằng, những cây bùa ngải mà người đồng bào thường dùng là những cây dược liệu sống trong rừng.

Các cây này được bà con sử dụng, bào chế theo phương pháp bí truyền. Vì không giải thích được bằng lý thuyết khoa học, đồng bào hiển nhiên xem đó là những cây thuốc của trời, của thần linh và của riêng họ. Giống như cây thuốc giấu của đồng bào Xê Đăng trên đỉnh Ngọc Linh, mãi đến sau này cán bộ ngành y tế của Khu 5 nghiên cứu mới phát hiện là cây sâm Ngọc Linh hay còn gọi là cây sâm K5 có công dụng chữa bách bệnh.

Riêng chuyện bùa yêu, theo giải thích của ông Hùng, có lẽ loài cây Ameer cùng loại với cây gừng, cây nghệ này hẳn đã có chất kích thích tình dục. Có khi người ta say đắm nhau bởi mùi vị, hương liệu đã được kích thích. Hay chỉ là yếu tố tâm lý. Trên cơ sở khoa học về tâm lý, ông Hùng giải thích: “Nhưng đó chỉ là chất xúc tác ban đầu của hai người khác giới, còn về sau, có lẽ cuộc sống chung đụng hôn nhân gia đình, sợi dây “yêu” đã kết nối họ lại với nhau chứ chẳng phải là chuyện bùa ngải”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm