Điều bất ngờ về mỹ nhân từng khiến Tần Thuỷ Hoàng thương nhớ cả một đời và câu chuyện "lầu vàng" của Tần Vương
Tần Thủy Hoàng cả đời không dám lập ai làm hoàng hậu, tại sao? / Khao khát trường sinh bất lão, Tần Thủy Hoàng vẫn không thoát khỏi cái chết vì trời đã giáng 3 điềm báo kỳ bí trước đó
Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế vô cùng nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa cách đây hơn 2.000 năm. Ông được biết tới là người có công lao thống nhất đất nước sau khi đánh bại 6 nước chư hầu trong thời Chiến Quốc, và trở thành hoàng đế đầu tiên trong lịch sử của đất nước tỷ dân.
Nổi tiếng là vị hoàng đế có quyền lực tối thượng, tàn bạo, khao khát trường sinh, nhưng ít ai biết được rằng có một người phụ nữ chiếm trọn trái tim của Tần Thủy Hoàng khiến cho ông cả một đời thương nhớ.
Ảnh minh họa.
Mặc dù có nhiều chiến tích và công lao hiển hách, nhưng đời sống nơi hậu cung của Tần Thủy Hoàng lại có rất ít ghi chép trong lịch sử. Trên thực tế, nhiều vị hoàng đế của các triều đại, hậu cung luôn là một phần được lưu lại, cho dù có xảy ra ít biến động.
Tuy nhiên, hoàng đế Tần Thủy Hoàng lại là điều ngược lại, thậm chí trong suốt thời gian trị vì đất nước rộng lớn, ông chưa một lần lập hoàng hậu. Điều này vẫn còn là một ẩn số gây nên không ít tranh luận đối với các sử gia, chuyên gia nghiên cứu qua nhiều thời đại.
Bí mật của cung A Phòng, tổ hợp cung điện xa hoa thời nhà Tần, đã khiến nhiều người cho rằng hoàng đế Tần Thủy Hoàng dốc công sức xây dựng công trình này để tưởng nhớ người phụ nữ mà ông yêu thương. Nàng có tên là A Phòng.
Tương truyền, chuyện tình khiến Tần Thủy Hoàng cả đời khắc cốt ghi tâm với mỹ nhân có tên A Phòng bắt đầu xảy ra khi quân đội nước Tần đang chiến đấu với những bộ lạc ở phía Nam. Vào thời điểm đó, để tấn công, quân Tần cần phải vận chuyển được lương thực di chuyển từ phía Bắc xuống phía Nam.
Chuyện kể rằng, hai người quen biết nhau từ khi Tần Doanh Chính còn ở Hàm Đan - kinh đô nước Triệu. Khi Tần Doanh Chính trở về Hàm Dương - kinh đô nước Tần - thì A Phòng cũng theo cha đến Hàm Dương tìm hoa kim cúc để chế thuốc trường sinh và hai người gặp lại nhau tại đây. Tần Doanh Chính dưới danh nghĩa một anh thợ mộc đã ngỏ lời muốn kết hôn cùng A Phòng và đã được A Phòng nhận lời.
Tuy nhiên, tình yêu của họ đã gặp muôn vàn trắc trở. Thái hậu Trịnh Cơ - mẹ của Tần Thủy Hoàng và Lã Bất Vi - tướng quốc nước Tần muốn Tần Thủy Hoàng lấy công chúa một nước khác với mục tiêu tạo thành một liên minh chính trị. Bởi vậy, Triệu Cơ và Lã Bất Vi đã tìm mọi cách ngăn cản tình yêu của họ, thậm chí đã nhiều lần định giết cả A Phòng.
Khi Tần Doanh Chính quyết định đi đánh chiếm các nước khác nhằm thống nhất Trung nguyên, A Phòng vì khuyên ngăn không được nên quyết định tự vẫn. Cái chết của A Phòng khiến Tần Thủy Hoàng vô cùng đau khổ. Vì vậy sau này, khi đã thống nhất Trung Quốc, lên ngôi Hoàng Đế và quyết định xây dựng một cung điện quy mô hoành tránh nhất trong lịch sử, Tần Thủy Hoàng mới dùng tên A Phòng để đặt tên cho tòa cung điện này như một cách tưởng nhớ người mà mình thương yêu.
Không còn A Phòng, tất cả những mỹ nhân khác dù có đẹp đến mấy cũng chỉ xứng làm trò tiêu khiển. Tương truyền, mỗi buổi chiều Doanh chính ngồi trên một chiếc xe dê, các cung tần mỹ nữ ăn mặc đẹp đẽ khêu gợi đứng ở cửa phòng, tay cầm một nhành lá dâu non để nhử con dê đó. Khi con dê ăn lá dâu của ai thì đêm đó Doanh chính ngủ tại phòng của mỹ nữ ấy. Và ngày hôm sau lại từ đó mà xe dê đi tiếp, khi hết vòng sẽ quay lại từ đầu. Chính vì vậy, hàng ngàn mỹ nữ đã chết già mà không hề được gặp hoàng đế trong suốt cuộc đời, giữa những lầu son gác tía này.
Tương truyền rằng, chính vì nỗi uất hận của các mỹ nhân trong cung A Phòng và Tần Thủy Hoàng, đã khiến cho ma khí trở nên cực thịnh, làm thức tỉnh những quái vật sinh sống xung quanh cung điện và Vạn Lý Trường Thành. Một trong số chúng là Thao Thiết, đứa con thứ 5 của rồng vốn đã theo dõi Tần Thủy Hoàng từ rất lâu. Mục tiêu của nó là chờ đợi long khí tích đủ trên Ngọc Tỷ của Vua Tần, sau đó sẽ đánh cắp để nhận linh lực hóa thành rồng.
Cung A Phòng: "Lầu vàng" của Tần Vương và sự thật về "lửa cháy 3 tháng không dứt"
Tần Thủy Hoàng là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Hoa. Mặc dù có không ít ghi chép về cuộc đời của vị hoàng đế quyền lực, nhưng thế giới hậu cung của ông vẫn còn là một bí ẩn. Cung A Phòng chính là một trong số ít bằng chứng cho thấy quyền lực và phần nào hé mở về Tần Thủy Hoàng.
Được xây dựng để làm nơi nghỉ mát vào mùa hè, cung A Phòng là công trình kiến trúc "khổng lồ" nằm bên bờ sông Vị, ước tính nằm cách thành Trường An, ngày nay là thành phố Tây An (thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc) khoảng 30km về phía Tây.
Theo cuốn "Quát Địa Chí", cung A Phòng của nhà Tần được gọi là thành A và vì nằm gần cung thất nên công trình này được thiên hạ gọi là cung A Phòng.
Theo Tần Thủy Hoàng bản kỷ của sử gia Tư Mã Thiên, cung A Phòng có quy mô rất lớn, bắt đầu được xây dựng từ năm 212 TCN. Tuy nhiên, khi Tần Thủy Hoàng còn sống, công trình mới chỉ xây xong được một tòa tiền điện. Ghi chép của Tư Mã Thiên chỉ ra rằng, riêng phần tiền điện này đã có diện tích rất lớn và sức chứa của nó có thể lên tới hàng vạn người.
Sau khi hoàng đế Tần Thủy Hoàng qua đời (210 TCN), hầu hết những người tham gia xây dựng công trình này đều được điều động tới tham gia hoàn thành lăng mộ. Tần Nhị Thế, con trai của Tần Thủy Hoàng, đồng thời là người kế vị của ông, đã ra lệnh tiếp tục tiến hành xây dựng cung A Phòng. Việc này cũng đã được ghi chép trong lịch sử.
Cụ thể, theo Hán thư của Ban Cố, sử gia nổi tiếng thời nhà Hán, Tần Nhị Thế đã cho xây tiếp cung A Phòng, nhưng chưa xong thì nhà Tần đã bị diệt vong.
Trong cuốn "Sử ký" của Tư Mã Thiên cũng từng có ghi chép lại việc Hạng Vũ đã đốt cung thất của nhà Tần ở Hàm Dương và "lửa cháy ba tháng mới tắt", nhưng cũng không hề chỉ rõ là cung A Phòng bị đốt cháy và trên thực tế thì tổ hợp cung điện này nằm ở phía nam của sông Vị.
Dù vậy, sau hơn 2.000 năm, không chỉ lăng mộ Tần Thủy Hoàng, mà ngay cả cung A Phòng, công trình gắn liền với nhiều câu chuyện, ghi chép bí ẩn về thời nhà Tần, đặc biệt là về người con gái tên là A Phòng, vẫn còn là một trong những bí ẩn khó lý giải về vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Khi Gia Cát Lượng qua đời, cả Thục Hán đau buồn để tang, duy chỉ duy nhất 1 kẻ ăn mừng, thân thế mới gây bất ngờ