Đỉnh cao mưu lược: Tài hoa bậc nhất của một người nằm ở khả năng giữ im lặng trước những vấn đề nghiêm trọng
Sau sự biến Huyền Vũ môn giết anh em ruột cướp ngôi, vua Đường Lý Thế Dân còn làm 1 việc mà lịch sử bấy giờ không dám ghi lại / Vị vua thác loạn nhất lịch sử đã để thứ gì trong "căn phòng sung sướng" của mình?
1. Đầu có thể lìa nhưng trí không được nhụt
Tuân Du và thúc thúc Tuân Úc là hai trong số những người con xuất sắc của gia tộc họ Tuân.
Cuộc sống của Tuân Du khó khăn hơn thúc thúc Tuân Úc. Cha mẹ mất sớm, ông trở thành trẻ mồ côi, phải sống cùng với ông nội là Tuân Đàm.
Lúc Tuân Du bảy, tám tuổi, ông vô tình bị người chú Tuân Cù làm bị thương ở tai.
Sau khi tỉnh dậy, ông chú đã quên sạch việc mình làm trong lúc say. Tuy nhiên, ông phát hiện ra một điều rất lạ: Đứa cháu trai thường ngày gần gũi với minh, gần đây lại có ý lảng tránh khi gặp ông.
Hóa ra Tuân Du vì không muốn chú biết chuyện sẽ áy náy tự trách nên ngay cả khi chơi đùa, cũng luôn cố gắng để chú không nhìn thấy vết thương ở tai của mình.
Sau khi biết chuyện, Tuân Cù không khỏi thốt lên: "Đứa trẻ này trưởng thành sớm quá!"
Tuân Du không chỉ biết đối nhân xử thế mà còn có thể nhìn thấu lòng người.
Năm Tuân Du mười ba tuổi, ông nội Tuân Đàm qua đời.
Lúc này, một viên quan tên là Trương Quyền ngày trước từng làm việc cho ông nội Tuân Đàm, bất ngờ chủ động xin được canh mộ cho ông.
Mọi người đều cho rằng Trương Quyền là người sống trọng tình trọng nghĩa. Tuy nhiên sau khi quan sát kỹ người này, Tuân Du lại nói với chú Tuân Cù rằng: "Vẻ mặt của người này không bình thường. Con đoán là anh ta đã làm chuyện gì xấu, muốn che dấu nên mới tìm đến đây."
Sau khi nghe xong, Tuân Cù đã cho người điều tra. Kết quả đúng như dự đoán của Tuân Du. Trương Quyền là tội phạm giết người bỏ trốn, muốn ẩn mình bằng cách canh giữ lăng mộ.
Kể từ đó, trí tuệ của Tuân Du vang danh muôn nơi.
Sau này, Tuân Du cũng góp mặt trong danh sách hai mươi hào sĩ xuất chúng trong nước mà triều đình công bố. Ông đảm đương chức vụ hoàng môn thị lang, kể từ đây ông đã chính thức bước lên khán đài lịch sử.
Khi đó, đại tướng quân Hà Tiến vì muốn lật đổ Thập thường thị nên đã triệu Đổng Trác đến Bắc Kinh, nào ngờ cuối cùng hành động đó lại trở thành dẫn sói vào nhà. Đổng Trác dẫn quân vào Bắc Kinh thừa thế lộng hành, thiên hạ dưới thời nhà Hán đại loạn.
Tuân Du nhìn mà đau xót, ông muốn loại trừ Đổng Trác nên đã lén bàn bạc với một vài người bạn lập mưu trừ khử Đổng Trác.
Tuy nhiên, kế hoạch của họ đã bị đối thủ phát giác, Tuân Du và bạn của ông là người cầm đầu, không thể thoát khỏi việc ngồi tù.
Sau khi vào tù, bạn của ông biết khó lòng có thể ra ngoài, sợ hãi tuyệt vọng nên đã tự tử.
Chứng kiến cái chết của bạn, Tuân Du mặc dù rất buồn và căm phẫn nhưng ông không lựa chọn từ bỏ. Dù thân trong ngục tù nhưng ông vẫn vô cùng điềm nhiên, cơm ngày ba bữa đều đặn không bỏ bữa nào.
Chiến thắng cuối cùng cũng thuộc về những người kiên trì thêm một chút. Không lâu sau, Đổng Trác bị Vương Doãn và Lã Bố giết, Tuân Du được tại ngoại một cách vinh quang.
Tuân Du nhận ra: Muốn lật ngược tình thế, chỉ dựa vào lòng yêu nước sục sôi là chưa đủ.
Vì vậy, ông quyết định lên kế hoạch, bắt đầu lại từ đầu, đối phó với tình thế hỗn loạn bằng đôi mắt mới mẻ.
2. Kiếm có thể buông, nhưng mưu thì không
Hiệp sĩ dùng kiếm, chỉ có thể một đối một với kẻ thù. Tuệ sĩ dùng kế, một mình có thể đấu lại ngàn quân vạn mã.
Trong ván cờ hỗn loạn, chỉ có người thông minh mới có thể đi nước trước.
Tuân Du muốn là người đi trước đó, nên đã chủ động xin đi làm thái thú ở Thục quận.
Bấy giờ thiên hạ loạn lạc, chỉ có đất Thục "tình thế hiểm trở nhưng bá tính yên ổn", không bị chiến tranh ảnh hưởng.
Triều đình đồng ý yêu cầu của ông, nhưng do đường đến đất Thục khó khăn trắc trở, nên ông tạm thời lưu trú lại Kinh Châu.
Lúc đó là năm Kiến An nguyên niên, Tào Tháo vừa mới đón Hiến Đế về Hứa Xương, và bắt đầu chiêu mộ nhân tài khắp nơi dưới danh nghĩa Hiến Đế.
Tuân Du tiếng tăm lừng lẫy, đương nhiên là một trong số những hiền tài mà Tào Tháo muốn chiêu mộ. Tào Tháo viết thư cho Tuân Du: "Hiện nay thiên hạ đại loạn, ấy là lúc bậc trí sĩ phải lao tâm. Vậy mà người lại vào Thục Hán ngóng đợi thiên hạ có biến, chẳng phải bỏ phí mất thời gian hay sao?"
Hàm ý là để thuyết phục Tuân Du xuống núi càng sớm càng tốt. Đừng an phận ở một góc đất Thục.
Nếu không thể tự mình giương cao ngọn cờ cách mạng, vậy hãy chọn đúng người để theo làm cách mạng.
Tuân Du ngay lập tức lên đường khởi hành đến Hứa Xương. Ngay khi vừa đến nơi, ông đã được Tào Tháo chào đón nồng nhiệt.
Tào Tháo còn nói với Tuân Úc và Chung Do rằng: "Công Đạt là người phi thường, ta có được ông ấy để cùng bàn kế sách, việc thiên hạ cần gì phải lo nữa."
Từ đó trở đi, Tuân Du trở thành quân sư của Tào Tháo. Mỗi lần ra trận, ông đều luôn ở bên góp ý hiến kế cho Tào Tháo.
Năm thứ ba Kiến An, Tào Tháo xuất binh tiến đánh Lã Bố, Lã Bố bại trận lui về cố thủ ở Hạ Bì.
Lã Bố cố thủ không ra, quân Tào tấn công không thuận lợi, chứng kiến nhiều ngày tiến đánh nhưng không thành công, quân sĩ mệt mỏi Tào Tháo định rút quân về.
Nhưng Tuân Du không đồng ý, ông phân tích:
"Lã Bố là kẻ hữu dũng vô mưu, nay giao chiến ba trận đều thua cả, nhuệ khí đã suy rồi. Tướng đã suy thì quân cũng chẳng có chí phấn đấu. Trần Cung tuy mưu trí nhưng chậm chạp. Nay chí khí của Bố chưa hồi phục, mưu kế của Cung chưa định. Ta tiến đánh gấp có thể bắt được Bố."
Đồng thời, ông đề xuất với Tào Tháo chiến lược "rút nước từ sông Nghi sông Tứ làm ngập thành Bì". Tào Tháo nghe theo, thành công bắt sống Lã Bố.
Bắt Lã Bố chỉ là một thử nghiệm nhỏ, trận chiến tại Quan Độ mới là chiến thắng vang dội của Tuân Du.
Trong những ngày đầu của trận Quan Độ, Viên Thiệu đã phái đại tướng Nhan Lương tấn công thành Bạch Mã nhằm giành thế thượng phong.
Tào Tháo muốn tiêu diệt Nhan Lương nhưng chưa biết phải làm thế nào, lúc này vẫn là Tuân Du đưa ra ý kiến:
Áp dụng chiến thuật dương đông kích tây, giả vờ tiến đánh phía tây Bạch Mã, thu hút sự chú ý của Viên Thiệu, phân tán binh lực chớp thời cơ tập trung lực lượng tấn công tiêu diệt Nhan Lương.
Trong trận chiến này, Tào Tháo đã thành công giết chết Nhan Lương. Thấy Nhan Lương bị giết, Viên Thiệu liền sai tướng Văn Xúy đuổi theo Tào Tháo. Các tướng thấy rất đông quân địch đang đuổi đến gần, đều cho rằng nên quay về bảo vệ doanh trại.
Nhưng Tuân Du lại nói: "Địch tự dẫn xác đến, sao ta có thể bỏ đi được!"
Tào Tháo và Tuân Du nhìn nhau cười. Tào Tháo ra lệnh cho quân mau chóng ném quân nhu xuống làm mồi nhử. Quân Viên do Văn Xúy dẫn đầu trúng kế tranh nhau cướp quân nhu. Nhân thời thế hỗn loạn, quân địch lơ là không phòng vệ, Tào Tháo phái kị mã đánh phá tan quân địch. Trận này, Tào Tháo lại thành công giết chết Văn Xúy.
Hai tướng của Nhan Văn đều là danh tướng thủ lĩnh của quân Viên, giao chiến hai lần đều bị giết. Sức mạnh và nhuệ khí của quân Viên bị suy giảm mạnh mẽ.
Tiếp đến, trong trận chiến quyết định tại Quan Độ, Tuân Du dốc sức hỗ trợ kế hoạch tấn công kho lương thực nhà Viễn của Hứa Du. Ông giúp Tào Tháo giành được thắng lợi cuối cùng trong trận chiến tại Quan Độ.
Trong trận Quan Độ, Tào Tháo ban đầu từ yếu thế cuối cùng lại có thể lật ngược tình thế, công lao lớn nhất là của Tuân Du.
3. Người thông minh thật sự là người luôn khiêm nhường
Sau khi bình định được phương bắc, Tào Tháo vì muốn úy lạo Tuân Du nên lập tức dâng biểu thỉnh cầu Hiến Đế ban thưởng cho ông.
Trong biểu viết: "Quân sư Tuân Du phụ tá thần từ thuở ban đầu, không lần chinh chiến nào không đi theo, công lao thắng địch trước nay đều là mưu của Du vậy."
Cuối cùng, Tuân Du được phong làm Lăng thụ đình hầu. Từ đó "Quân sư Tuân Du" vang danh khắp thiên hạ.
Được sắc phong là một chuyện vui mừng, cho nên em họ Tân Thao cũng đến để chúc mừng Tuân Du.
Tân Thao hỏi Tuân Du: "Tôi nghe nói cuộc tấn công vào Hà Bắc là diệu kế của anh. Anh kể cho tôi nghe về tình hình lúc đó đi."
Tấn Du vốn luôn khiêm tốn kiệm lời, liên quan đến chuyện quân sự quốc gia xưa nay chưa từng hé răng nửa lời. Trước sự tò mò của em họ, ông chỉ dửng dưng đáp: "Làm sao tôi biết được kế hoạch trị bình của Đại Vương. Hơn nữa đây là công lao của quân đội triều đình, có liên quan gì đến tôi?"
Từ đó về sau, không một ai trong ngoài gia tộc hỏi Tuân Du về việc quân sự nữa.
Tuân Du là một người như vậy, không khoe khoang ưu điểm, không cường điệu hóa công lao của mình.
Chính vì vậy, Tào Tháo luôn căn dặn thái tử Tào Phi rằng: "Tuân Công Đạt, người là đáng bậc sư biểu, ngươi phải hết lòng kính lễ người ấy".
Một lần, Tuân Du bị ốm, Tào Phi đến thăm ông, cung kính quỳ lậy trước giường vô cùng kính cẩn. Tào Phi chỉ có đối xử trọng hậu như vậy mới có thể bộc lộ đủ sự tôn quý và thành kính với địa vị của Tuân Du.
Bởi vì ông quá khiêm tốn, cho nên có rất nhiều ý tưởng tuyệt vời của ông đã không được truyền lại. Lúc sinh thời ông có 12 kế sách lạ, nhưng chỉ có người bạn thân của ông là Chung Do biết về nó.
Sau khi Tuân Du qua đời, Chung Do đã lên kế hoạch biên soạn mười hai thủ thuật này, nhưng chưa kịp hoàn thành chúng thì ông cũng qua đời. Vì vậy mà mười hai tuyệt kế này cũng biến mất cùng dòng sông dài lịch sử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách