Đỉnh núi nào được gọi là 'Thánh mẫu của vũ trụ'?
Chiêm ngưỡng vườn quốc gia Yosemite - Hòn ngọc quý của miền Tây Hoa Kỳ / Vườn quốc gia Kakadu - Kỳ quan du lịch lớn nhất Australia

Theo World Atlas, Everest là đỉnh núi cao nhất trên thế giới. Đỉnh núi này còn được gọi là “Thánh mẫu của vũ trụ”. Ảnh: World Atlas.

Đỉnh Everest có chiều cao 8.848 m so với mực nước biển, là đỉnh núi cao nhất trên bề mặt Trái Đất so với mực nước biển. Đỉnh Everest thu hút nhiều người leo núi khám phá. Ảnh: Wikipedia.

Đỉnh Everest còn có tên gọi khác là Chomolungma. Tên gọi Everest chỉ xuất hiện từ năm 1865 khi được Hiệp hội Địa lý Hoàng gia Anh đặt tên tiếng Anh. Ảnh: Wikipedia.

Theo World Atlas, đỉnh Everst nằm giữa 2 quốc gia Nepal và Trung Quốc (Tây Tạng), thuộc dãy Himalaya. Ảnh: World Atlas.

Trong tiếng Nepal, đỉnh núi này được gọi là Sagarmatha, có nghĩa là "trán trời". Người Tây Tạng gọi là Chomolangma (Thánh mẫu của vũ trụ). Theo CNN, nhiệt độ ở đỉnh Everest dao động từ -31 đến -4 độ F. Tháng 5 là thời điểm để leo núi, khi trời ít gió. Ảnh: BBC.

New Zealand là quốc gia đầu tiên có quốc kỳ được cắm trên đỉnh Everest (ngọn núi cao nhất thế giới) ngày 29/5/1953. Người làm được điều này là nhà leo núi Edmund Hillary. Ảnh: Wikipedia.

Ngày 16/5/1975, nhà leo núi người Nhật Bản có tên Junko Tabei trở thành phụ nữ đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Everest. Ngày 25/5/2001, Erik Weihenmayer mang quốc tịch Mỹ, trở thành người mù đầu tiên chinh phục được đỉnh núi cao nhất thế giới này. Ảnh: New York Times.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đại tá Bùi Quang Thận – Người cắm cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
CLIP: Mãn nhãn trước màn tử chiến gay cấn của rắn hổ mang chúa và trăn gấm
CLIP: Cho sư tử ăn, người quản thú bất ngờ bị chúa sơn lâm tấn công và cái kết 'thót tim'
Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Bị đàn cá sấu vây hãm, linh dương đầu bò vẫn có màn 'lội ngược dòng' khó tin