Khám phá

Đình Trà Cổ - "Cột mốc văn hoá" nơi địa đầu Tổ quốc

Đình Trà Cổ - như tên gọi thuộc phường Trà Cổ (TP Móng Cái) được dựng từ thế kỷ 16, thời Hậu Lê và đã qua nhiều lần trùng tu lớn. Hoàn toàn mang đậm kiến trúc đình truyền thống ở đồng bằng Bắc Bộ nên từ lâu, đình Trà Cổ được ví như “cột mốc văn hoá” nơi địa đầu Tổ quốc.

Khám phá cuộc sống giữa dung nham núi lửa / Vùng đất biệt lập được ví như ‘Na Uy của Ả Rập’ ở Oman

Đình Trà Cổ gồm 5 gian, 2 chái tiền đường và 3 gian hậu cung. Toàn bộ kiến trúc tuy đồ sộ bề thế nhưng các đầu đao, con guột uốn cong hình rồng đã tạo cho đình một nét uyển chuyển mềm mại. Đình Trà Cổ là ngôi đình duy nhất ở Quảng Ninh (và là thứ hai ở Việt Nam, cùng với đình Bảng, Bắc Ninh) còn nguyên vẹn hệ thống sàn gỗ. Sàn được lát xung quanh bằng nhau, đặc biệt, khác với đình Bảng, ở đình Trà Cổ, sàn còn được lát cả ở ngoài hiên. Mười gian lòng đình đều được đóng dầm ngang dọc, lát ván có tác dụng giữ cho bộ khung không bị xiêu vẹo và cũng là chỗ để phân biệt ngôi thứ trong làng xã ngày xưa.

Đình Trà Cổ chính là nguyên mẫu để nhạc sĩ Nguyễn Cường sáng tác ca khúc “Mái đình làng biển” được nhiều ca sĩ thi giọng hát Sao Mai chọn, thể hiện.

Đình Trà Cổ được cho là xây vào khoảng năm 1550.
Đình Trà Cổ được cho là xây vào khoảng năm 1550.
Đầu đao cong vút hậu cung của đình.
Đầu đao cong vút nơi hậu cung của đình.
Các đầu bẩy được trang trí mang đặc trưng mỹ thuật thời Hậu Lê.
Các đầu bẩy được trang trí mang đặc trưng mỹ thuật thời Hậu Lê.
Ban thờ chính ở hậu cung của đình.
Bài trí ban thờ chính ở hậu cung của đình.
Đầu hồi đình nhìn từ bên phải vào đình. Bức hoành phi ghi 4 chữ
Đầu hồi đình nhìn từ bên phải vào đình. Bức hoành phi 4 chữ "Địa cửu thiên trường" có nghĩa là đất rộng, trời dài.
Trang trí rồng, phượng, mây, lửa trên một bức cốn gian chính của đình.
Trang trí rồng, phượng, mây, lửa trên một bức cốn gian chính của đình.
Nét độc đáo của đình Trà Cổ là còn nguyên ván sàn. Hiện chỉ có đình Bảng (Bắc Ninh) là có sàn như thế này.
Nét độc đáo của đình Trà Cổ là còn nguyên ván sàn gỗ. Hiện chỉ có đình Bảng (Bắc Ninh) là có sàn như thế này.
Đặc biệt, sàn còn được lát cả hiên trước của đình.
Đặc biệt, sàn gỗ còn có cả ở hiên trước của đình.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm