Đố bạn quốc gia nào là quê hương của loài giun đất lớn nhất thế giới với chiều dài 2 m?
Giới khảo cổ phát hiện hình vẽ mèo khổng lồ 2.000 năm tuổi nằm ngay giữa sa mạc tại Peru / Sốc với bộ xương của 'những người khổng lồ' Trung Quốc 5.000 năm tuổi
Giun đất khổng lồ Gippsland (Megascolides australis) là một trong những sinh vật khó bắt nhất nhưng cũng đồng thời "hấp dẫn" nhất thế giới. Nó có thể tồn tại trong môi trường hoàn toàn bị biến đổi do con người và rất hiếm khi xuất hiện trên mặt đất.
Người ta chỉ có thể tìm thấy những con giun đất khổng lồ này ở trong một khu vực rộng 150 dặm vuông – nơi môi trường sống trước kia từng được bao phủ bởi những khu rừng rậm rạp, còn nay đã hoàn toàn bị biến đổi thành đất nông nghiệp.
Thung lũng sông Bass ở Nam Gippsland, Victoria ở đông nam Australia, là nơi sinh sống của loài giun đất lớn nhất thế giới, với chiều dài lên tới 2 mét.
Loài giun đất "khó bị bắt" này được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1800 khi các công nhân đường sắt tình cờ phát hiện ra một con. Họ nghĩ rằng đó là một loại rắn nào đó nên đã đem nó đến hỏi ý kiến một giáo sư tại Đại học Melbourne. Vị giáo sư này xác nhận rằng đó thực chất là một con giun đất phát triển quá mức. Kể từ đó, những mẫu vật giun đất có chiều dài hơn một mét đã được tìm thấy, thậm chí người ta từng bắt được những con giun khổng lồ với kích thước lên đến 2 mét.
Mặc dù con giun đất lớn nhất thế giới được ghi nhận vào sách kỷ lục Guinness là mẫu vật đến từ Nam Phi dài 6,7 m thuộc loài Microchaetus rappi nhưng chiều dài trung bình của loài này chỉ là xấp xỉ 1,8 m (6 ft) khi sống trong tự nhiên. Do vậy, cho đến nay loài giun đất Megascolides australis của nước Úc vẫn được coi là loài giun đất lớn nhất trên thế giới.
Những con giun đáng yêu này có lớp da rất mềm, vì vậy chúng ưa thích sống trong những hang hốc ẩm ướt quanh năm. Do có kích thước khủng và lớp đất ẩm xung quanh hang của chúng nên mỗi lần những con giun đất khổng lồ ở Gippsland di chuyển nhanh dưới lòng đất sẽ tạo ra những âm thanh ùng ục kỳ lạ - giống như tiếng nước chảy ra từ bồn tắm. Những âm thanh kỳ lạ này đủ lớn để có thể nghe thấy từ trên mặt đất và sẽ khiến những người không biết cảm thấy sợ hãi.
Thức ăn của chúng là các loại nấm, vi khuẩn, tảo và vi trùng. Những con giun Gippsland khổng lồ này sử dụng phần cơ ở đầu để đào các lỗ sâu xuống đất tới 1,5 m. Do vậy, người ta hiếm khi nhìn thấy chúng xuất hiện trên mặt đất và là một trong số những sinh vật khó bắt nhất mà con người từng biết đến. Trên thực tế, những con giun này chỉ bò ra khi hang của chúng bị ngập nước vì mưa lớn.
Giun đất Gippsland khổng lồ chỉ đẻ một quả trứng mỗi năm, và phải mất tới 12 tháng để quả trứng đó nở thành một cá thể giun con. Tuổi thọ trung bình của giun đất Gippsland là 10 năm, và đôi khi có những con sống thọ hơn thế rất nhiều.
Nằm gần thị trấn Bass là Bảo tàng Giun đất khổng lồ. Tòa nhà này cho khách du lịch tham quan để thu thập dữ liệu thông qua một bản sao phóng to của một cái hang và dạ dày của một con giun mô phỏng. Cùng với đó là các thông tin và tài liệu về lịch sử, đặc trưng giun đất khổng lồ Gippsland, giáo dục về việc con người phải bảo vệ chúng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Trong 'Tây Du Ký', đây là 5 người không có đối thủ khắp Tam giới, Phật Như Lai và Ngọc Hoàng đều không có tên trong danh sách
CLIP: Cuộc đụng độ kịch tính giữa sói đồng cỏ và báo sư tử, màn quyết chiến căng thẳng đến phút cuối