Khám phá

Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện hóa thạch khủng long khổng lồ

Một nghiên cứu về khủng long được công bố trực tuyến trên tạp chí học thuật quốc tế Science Report cho biết, nhóm hợp tác nghiên cứu Trung Quốc – Brazil lần đầu tiên phát hiện hóa thạch khủng long loại lớn tại Tân Cương, Trung Quốc.

Cá sấu có răng to bằng quả chuối, ăn thịt cả khủng long / Phát hiện vật thể kỳ dị nằm gọn trong 1 cái hố, nam thanh niên hí hửng tưởng tìm được trứng khủng long nhưng sự thật lại không phải vậy

Nhóm hợp tác Trung Quốc – Brazil do nhà nghiên cứu Uông Tiêu Lâm thuộc Viện Cổ sinh vật có xương sống và Cổ sinh vật học, Học Viện Khoa học Trung Quốc dẫn đầu đã phát hiện 3 hóa thạch của khủng long bao gồm: 1 phần đốt sống cổ, đốt sống đuôi và đốt sống cùng tại quần thể khủng long có cánh thuộc kỷ Phấn Trắng sớm ở Hami, Tân Cương, Trung Quốc có niên đại 120 – 130 triệu năm.

Rồng con đường tơ lụa Trung Quốc (trái), Rồng Hami Tân Cương (phải). Ảnh: Global Time
Rồng con đường tơ lụa Trung Quốc (trái), Rồng Hami Tân Cương (phải). Ảnh: Global Time

Các nhà nghiên cứu dựa trên đặc điểm của đốt sống cổ và đốt sống xương cụt, lập ra hai loài mới và chi mới của khủng long, được đặt tên là “Rồng con đường tơ lụa Trung Quốc” và “Rồng Hami Tân Cương”. Một đoạn xương cùng khác chưa được đặt tên do hóa thạch bị hủy hoại nghiêm trọng và đặc điểm không rõ ràng.

Đây là lần đầu tiên hóa thạch khủng long Polygonosaurus thuộc loài Sauropods được phát hiện trong địa tầng kỷ Phấn Trắng sớm tại Tân Cương, cũng là hóa thạch khủng long loại lớn đầu tiên được tìm thấy tại quần thể động vật khủng long có cánh ở Hami, Tân Cương.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm