Độc chiêu đắc sủng của mỹ nhân được Tôn Quyền yêu nhất khiến Đông Ngô 10 năm không lập hậu
Chân dung cô gái khiến Tôn Quyền bị 'dắt mũi', triều đình hỗn loạn / Vì sao Tào Tháo cả đời tự phụ vẫn phục sát đất Tôn Quyền?
Vào thời phong kiến, việc được trở thành thê thiếp của nhà vua từng là giấc mộng đổi đời của không ít thiếu nữ. Thế nhưng thực chất cuộc sống trong chốn thâm cung vốn không phải là một con đường trải đầy hoa hồng như những gì họ vẫn thường ôm mộng.
Và để có thể trở thành người chiến thắng sau cùng trong những trận chiến âm thầm nhưng khốc liệt ở hậu cung, các phi tần chẳng những phải từ bỏ bản tính thiện lương, trong sáng của mình mà còn phải liều mạng tranh sủng, bày mưu tính kế nhằm diệt trừ đối thủ.
Thế nhưng hết thảy những sự thật khốc liệt này lại hoàn toàn không đúng với trường hợp của một mỹ nữ vào thời Tam quốc. Đó chính là Bộ phu nhân – người phụ nữ khiến Tôn Quyền say đắm tới mức cả một thập kỷ không lập hậu vì hai chữ si tình.
Điều đáng nói còn nằm ở chỗ, vị phu nhân họ Bộ này chính là nhân vật hiếm hoi trong lịch sử sẵn sàng đứng ngoài những cuộc tranh đấu mà vẫn có thể trở thành chủ nhân của hậu cung.
Hé lộ danh tính của mỹ nhân Tam Quốc khiến quân chủ Đông Ngô say đắm
Chẳng những sở hữu nhan sắc thuộc vào hàng xuất chúng nhất nhì trong hậu cung, Bộ phu nhân còn khiến Tôn Quyền say đắm nhờ sự hòa ái và cởi mở, khoan dung của mình. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).
Bộ phu nhân (? – 238), tên Luyện Sư, xuất thân ở vùng Lâm Hoài, nay thuộc địa phận tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
Tương truyền rằng vị phu nhân này từng được sinh ra trong một gia đình vọng tộc ở Giang Nam, thuở nhỏ đã sớm tinh thông khúc nghệ và tiễn thuật. Nàng cũng là họ hàng với Thừa tướng Bộ Chất – vị đại thần cốt cán của tập đoàn chính trị Đông Ngô sau này.
Vào những năm cuối thời Đông Hán, chư hầu khắp nơi nổi lên tranh bá, mẹ của Bộ phu nhân đã mang theo con gái rời nhà tới Lư Giang.
Tới tháng 12 năm Kiến An thứ 4 (năm 200), Lư Giang về tay Tôn Sách. Mẹ con Bộ thị từ đó theo về Giang Đông. Đây cũng chính là khởi đầu cho mối cơ duyên của Bộ phu nhân và vị quân chủ Đông Ngô là Tôn Quyền sau này.
Sử cũ không ghi chép cụ thể Tôn Quyền gặp Bộ phu nhân trong hoàn cảnh thế nào, chỉ biết rằng vị mỹ nhân họ ấy nhờ sở hữu sắc đẹp động lòng người, lại thêm tính cách cởi mở, khoan hòa nên đã may mắn lọt vào mắt xanh của Tôn Quyền và được ông nạp vào hậu cung. Nàng đã sinh hạ cho vị quân chủ này hai người con gái là Tôn Lỗ Ban và Tôn Lỗ Dục.
Độc chiêu giữ chồng của Bộ phu nhân khiến Tôn Quyền cả một thập kỷ không lập hậu
Vị phu nhân họ Bộ sinh thời chưa từng ghen tuông, không hề tranh sủng, thậm chí còn khuyên nhủ phu quân của mình dành tình cảm và sự quan tâm cho những phi tần khác. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).
Năm xưa Tôn Quyền và Đông Ngô mặc dù là thế lực chỉ chiếm cứ một vùng ven, thế nhưng ông vẫn sở hữu vị thế của một vị quân chủ, do đó hậu cung cũng không hề thiếu mỹ nhân.
Theo ghi chép của các tài liệu lịch sử, số lượng các thê thiếp có tên tuổi của Tôn Quyền ít nhất cũng lên tới 10 người. Trong số đó, Bộ phu nhân chính một trong số những tần phi hiếm hoi được công nhận là Hoàng hậu dù chỉ là danh hiệu được truy phong sau khi qua đời.
Mặc dù sở hữu số lượng thê thiếp không phải là ít, thế nhưng hầu hết các ý kiến đều cho rằng hậu cung của Tôn Quyền nhìn chung luôn rất mực êm ấm, yên ổn. Và hết thảy mọi công lao của sự an bình này đều bắt nguồn từ Bộ thị - vị phu nhân lấy đức để thu phục lòng người.
Kể từ sau khi gia nhập hậu cung, Bộ phu nhân nhờ nhan sắc xuất chúng và tính cách hòa ái nên một mực được Tôn Quyền sủng ái hơn cả. Tuy nhiên nàng chưa từng vì đắc sủng mà kiêu ngạo, càng không dùng thủ đoạn để níu giữ quân chủ cho riêng mình.
Bộ phu nhân lúc sinh thời không hề có tính cách ghen tuông ích kỷ mà ngược lại còn thường xuyên khuyên nhủ Tôn Quyền sủng ái những người thê thiếp khác trong hậu cung, có nhiều khi còn đích thân tiến cử mỹ nữ cho phu quân của mình.
Cách đối nhân xử thế của Bộ thị luôn rất mực khiêm nhường, ôn hòa, vì vậy mà thê thiếp trong hậu cung đều đem lòng kính phục, chẳng những không có nửa điểm ghen ghét mà còn sẵn sàng làm mọi việc cho vị phu nhân ấy.
Chính sự hòa ái và khoan dung trong tính cách của Bộ phu nhân đã khiến Tôn Quyền si mê tới mức từ chối lập Hoàng hậu trong gần 1 thập kỷ kể từ sau khi xưng đế. (Ảnh minh họa).
Sau khi Tôn Quyền xưng đế vào năm 229, các cận thần trong triều từng nhiều lần muốn đề nghị ông lập một người có gia thế hiển hách là Từ phu nhân lên làm Hoàng hậu. Thế nhưng vị quân chủ họ Tôn vì sủng ái Bộ phu nhân, không muốn thiếp yêu phải chịu thiệt thòi nên đã từ chối việc lập hậu trong cả một thập kỷ.
Cũng bởi Bộ thị vừa được lòng quân chủ, vừa được các thê thiếp kính trọng, nên tần phi đều coi nàng là Hoàng hậu không ngai, là chủ nhân chân chính của hậu cung.
Và cũng nhờ cách đối nhân xử thế hòa ái, khéo léo của Bộ phu nhân, hậu cung của Tôn Quyền chưa bao giờ có cảnh lục đục tranh đấu.
Bởi lẽ một khi Bộ phu nhân còn tồn tại, các tần phi mới có được sự quan tâm của quân chủ, không phải uổng phí tâm cơ bày mưu tính kế hay sống trong sợ hãi. Đó chính là cái phúc của hậu cung và cũng là điều may mắn của Tôn Quyền.
Năm 238, Bộ phu nhân qua đời. Sự ra đi của bà khiến Tôn Quyền đau đớn khôn nguôi, ngày đêm thương nhớ. Chứng kiến cảnh Hoàng đế đau lòng vì ái thê như vậy, các triều thần đã đề nghị truy phong vị phu nhân ấy lên ngôi Hoàng hậu để thỏa mãn tâm nguyện của nhà vua.
Sau nhiều năm tháng làm Hoàng hậu không ngai ở hậu cung Đông Ngô, Bộ phu nhân cuối cùng cũng đã có được danh vị mẫu nghi thiên hạ một cách danh chính ngôn thuận dù cho đó chỉ là truy phong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?