Độc đáo ngôi chùa cổ 300 năm giữa lòng Sài Gòn
Tức Dụp từ huyền thoại đến sự thật 100% / Sự thật vụ thảm sát gia đình được chuyển thể thành phim "Bánh bao nhân thịt người"
Chùa Giác Lâm |
Theo lịch sử của chùa ghi lại, khoảng 300 năm trước, vào năm 1744 đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, chùa được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương quyên tiền xây dựng. Ban đầu chùa có tên là Sơn Can, về sau còn được gọi là Cẩm Sơn do chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn.
Ngoài ra, chùa còn có tên là Cẩm Đệm vì cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm vì thế người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm. Khoảng thời gian từ năm 1744 - 1774, chưa rõ có vị tăng sĩ nào đến làm trụ trì hay không, tuy nhiên vào năm 1774, Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc (trụ trì chùa Từ Ân) đã cử đệ tử của mình là Thiền sư Tổng Tổ Viên Quang (gọi tắt là Viên Quang) về trụ trì chùa, đồng thời đổi tên chùa thành Giác Lâm ngày nay.
Ngôi chùa được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1988. Dù ngôi chùa này tọa lạc trên con đường Lạc Long Quân (phường 10, quận Tân Bình) nhộn nhịp, đông đúc nhưng phía sau sự ồn ào náo nhiệt đó, khi bước vào trong khuôn viên chùa là một khung cảnh bình yên và trang nghiêm.
Bảo tháp Xá Lợi cùa Giác Lâm |
Chùa Giác Lâm mang đậm lối kiến trúc Nam bộ, kết cấu khung sườn, khung kèo gỗ, mái lợp ngói âm dương có rìa bao quanh bốn phía. Các pho tượng được làm bằng gỗ chạm trổ công phu, sơn son thiếp vàng; trải qua thời gian năm tháng đã trở nên cổ kính và mang đậm chất tín ngưỡng dân gian.
Trong chùa có hàng trăm pho tượng cổ quý hiếm. Các pho tượng nổi tiếng là pho tượng Phật Thích Ca bằng gỗ, tượng cổ nhất ở chùa; tòa Cửu Long và tượng Phật Thích Ca sơ sinh bằng đồng; hai bộ tượng Thập bát La Hán; bộ tượng Ngũ Hiền (đức Phật và bốn vị Bồ tát)…
Điểm đặc sắc nhất trong việc trang trí ngôi chùa còn giữ nguyên vẹn đến nay là chùa đã sử dụng 7.454 đĩa kiểu cẩn dọc theo hai mặt tường của Tây đường, điện Phật, tháp Tổ, nóc mái… Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục ngày 30/11/2007 “Chùa Giác Lâm - ngôi chùa có số lượng đĩa kiểu trang trí nhiều nhất Việt Nam”.
Mái ngói âm dương phủ đầy rêu phong cổ kính |
Dọc trần áp mái được trang trí bằng những chiếc chén đĩa kiểu xưa tạo nên 1 nét riêng độc đáo, cổ kính |
Chùa là tổ đình của phái Tông Lâm Tế, nơi đây đã thu hút được hàng ngàn người tu tập với nhiều Thiền đường khắp các vùng Đông Nam bộ và vẫn được các môn đệ của sư truyền bá và tiếp nối cho đến nay. Những băng giảng về đường lối thực hành Tham Tổ Sư Thiền hay các tác phẩm dịch Pháp ngữ được truyền là nguồn tài liệu quý.
Dưới thời thiền sư Viên Quang, chùa Giác Lâm trở thành một trung tâm đào tạo về kinh điển, giới luật đầu tiên cho chư tăng ở Gia Định và cả Nam bộ. Đến năm 1873, dưới sự trụ trì của Thiền sư Minh Khiêm, chùa còn là nơi in ấn, sao chép kinh sách, khắc bản gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số sách Phật Giáo.
Một số hình ảnh của chùa Giác Lâm:
Trong chùa có hàng trăm pho tượng cổ quý hiếm |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'