Khám phá

Nhân vật được Liên Xô bảo vệ như 'bí mật quốc gia': Chỉ khi chết mới tiết lộ danh tính, công trình của ông làm rung chuyển thế giới

Thành công của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh đến từ cách họ bảo mật thông tin rất chặt chẽ.

Mua con cá ngoài chợ, sờ bụng thấy có thứ kỳ lạ, người đàn ông đổi đời thành tỷ phú sau 1 đêm / 3 sự trùng hợp kỳ lạ nhất thế giới, khoa học không thể lý giải nổi

01. Thiên tài ẩn danh

Liên Xô không có nhiều tiến bộ công nghệ tương tự như NASA nhưng điều đó không ngăn họ vượt lên trước người Mỹ trong hành trình du hành vàovũ trụ. Đây là cách họ đã làm.

Trong vòng vài ngày sau khi trở về Trái Đất, anh hùng Liên Xô Yuri Gagarin đã sát cánh cùng lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev tại Quảng trường Đỏ ở Moscow để công chúng hâm mộ chào đón và ăn mừng thành công của người đầu tiên bay ra ngoài không gian.

Trong không khí hào hùng dân tộc đó, không ai nhắc hoặc biết đến tên tổng công trình sư - người đã thiết kế nên con tàu vũ trụ không gian đầu tiên của loài người, đưa Yuri Gagarin bay vòng quanh Trái Đất trong 108 phút.

>> Xem thêm: Bí ẩn căn bệnh làm một gia tộc bị cả thế giới cô lập vì làn da xanh, đi đâu cũng bị gán mác "người ngoài hành tinh" và phải sống tủi nhục

Nhân vật được Liên Xô bảo vệ như bí mật quốc gia: Chỉ khi chết mới tiết lộ danh tính, công trình của ông làm rung chuyển thế giới - Ảnh 1.

Chỉ đến khi ông qua đời năm 1966, tên tuổi của thiên tài vũ trụ đó mới được tiết lộ với thế giới. Thiên tài này là 'trái tim' của chương trình vũ trụ Liên Xô, là một nhân vật thuộc một trong những bí mật quốc gia được bảo vệ chặt chẽ nhất của Liên Xô. Sau khi mất, ông đã trở thành biểu tượng của tên lửa Liên Xô/Nga và cả thiết kế tên lửa, tàu vũ trụ của ông vẫn còn bay cho đến ngày nay.

>> Xem thêm: Lão nông liên tục bị mất lợn nhưng không thể tìm ra thủ phạm, kết luận của cảnh sát khiến ông lập tức chuyển nhà

Ông là Sergei Pavlovich Korolev - Cha đẻ của chương trình vũ trụ Liên Xô.

Sergei Korolev là con trai của một giáo viên dạy văn học người Nga, ông sinh ngày 12/1/1907 tại Zhytomyr, Ukraine. Bị mê hoặc bởi máy bay, ông đã thiết kế chiếc tàu lượn đầu tiên của mình khi mới 17 tuổi. Sau khi tốt nghiệp Học viện Bách khoa Kiev, ông gia nhập Đại học Moscow và sở thích của ông chuyển sang động cơ đẩy tên lửa, lúc đó vẫn chỉ là một môn lý thuyết.

Sergei Korolev đã giám sát việc thiết kế hệ thống tên lửa R-7 khổng lồ [tên lửa xuyên lục địa đầu tiên trong lịch sử] để thực hiện các sứ mệnh phóng tiên phong của thế giới vào quỹ đạo, bao gồm: Vệ tinh nhân tạo đầu tiên (Sputnik 1), chú chó đầu tiên (Laika), người đàn ông đầu tiên (Yuri Gagarin), nữ phi hành gia đầu tiên (Valentina Tereshkova) và Người đầu tiên trong lịch sử đi bộ ngoài không gian (Alexei Leonov).

Sputnik 1 - vệ tinh đầu tiên được đưa lên quỹ đạo, tác phẩm của Sergei Korolev và đội ngũ của ông - được phóng vào ngày 4/10/1957 và tín hiệu 'bíp bíp' của nó đã làm rung chuyển thế giới.

Ông đã phát triển các vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ, hệ thống điều khiển, tên lửa đẩy và đưa ra các bài kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo rằng tất cả các phi hành gia du hành vũ trụ đều trở về sống sót (trong thời gian ông còn sống) cho Liên Xô.

Chỉ riêng giá trị tuyên truyền của tác phẩm của ông đã đủ để đảm bảo vị thế siêu cường vũ trụ của Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

>> Xem thêm: Những chuyện gây "lạnh sống lưng" về "con tàu ma" lênh đênh 1.600 km trên đại dương mà không có người lái

Nhưng, không giống như đối thủ người Mỹ gốc Đức Wernher von Braun - Cha đẻ của chương trình vũ trụ Mỹ - người được NASA 'đánh bóng tên tuổi' như một nhân vật nổi tiếng thế giới - thì Sergei Korolev trở về là một 'thiên tài ẩn danh', một nhân vật hoàn toàn ẩn trong bóng tối nhưng có thể quyết định những thời khắc huy hoàng của vũ trụ Liên Xô.

02. Sáng tạo kỹ thuật khó tin của Korolev

Коnstаntin E. Tsiolkovsky (1857-1935, người Nga) - một trong những cha đẻ của ngành du hành vũ trụ hiện đại thế giới thế kỷ 19 - từng nhắc đến vai trò tối quan trọng của một phương tiện có thể nâng cánh tàu vũ trụ thoát khỏi lực hút Trái Đất, tiến thẳng lên quỹ đạo và đi vào không gian sâu - và đó chính là tên lửa đẩy.

Bước sang thế kỷ 20, Sergei Korolev - Cha đẻ của chương trình vũ trụ Liên Xô - không chỉ sáng tạo đột phá nên những hệ thống tên lửa đẩy tiên phong mà còn liên tục cải tiến; đồng thời phát minh ra phương tiện cho con người du hành không gian - hay còn gọi là tàu vũ trụ.

Sergei Korolev và đội ngũ kỹ sư của mình đã đưa ra các giải pháp kỹ thuật tuyệt vời cho những thách thức của con người khi bay vào vũ trụ, thường khác với những giải pháp mà Mỹ lựa chọn.

Đơn cử, tên lửa đẩy R-7 được thiết kế như một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Cao khoảng 30 mét và với bốn tên lửa đẩy được gắn ở hai bên, kích thước của tên lửa này được xác định bởi khối lượng của đầu đạn hạt nhân mà nó mang theo. Vì vũ khí hạt nhân của Liên Xô to hơn và nặng hơn so với vũ khí của Mỹ nên tên lửa phải mạnh hơn. Điều này có nghĩa là khi phóng một tàu vũ trụ với một phi hành gia trên tàu, con số này cũng có thể lớn hơn.

>> Xem thêm: Các nhà khoa học giải mã bí ẩn về ý thức, bộ não con người có thể hoạt động theo 11 chiều

Không giống như người Mỹ, Liên Xô không phải lo lắng về việc thực hiện những bước nhảy vọt trong việc thu nhỏ hay làm cho công nghệ trở nên nhỏ gọn hơn. "Ngành công nghiệp máy bay của Mỹ đã chuyển đổi từ ống chân không sang bóng bán dẫn, nhưng Liên Xô vẫn sử dụng ống chân không trong tàu vũ trụ của họ cho đến giữa những năm 1960".

Thiết kế tàu vũ trụ Vostok

Nói về tàu vũ trụ Vostok (Phương Đông) của Liên Xô, đây sẽ là phương tiện chở người đàn ông đầu tiên và sau đó là người phụ nữ đầu tiên vào vũ trụ và nó rất khác biệt so với tàu vũ trụ Mercury của NASA.

Vostok giống một viên đạn thần công rỗng ruột khổng lồ được lót bằng đệm. Nguồn: Vladimir Gerdo / TASS / Getty Images

Vostok giống một viên đạn thần công rỗng ruột khổng lồ được lót bằng đệm. Nguồn: Vladimir Gerdo / TASS / Getty Images

Mô-đun Mercury hình nón được 'nhồi nhét' với các công tắc và mặt số, cần gạt và nút bấm. Đó là một kỳ quan của điện tử và thu nhỏ.

Trong khi đó, Vostok giống một viên đạn thần công rỗng ruột khổng lồ được lót bằng đệm. Có một chiếc radio với một phím điện báo để truyền mã morse làm dự phòng và một bảng điều khiển công cụ duy nhất. Các phi hành gia Mercury của Mỹ dự kiến ​​sẽ lái tàu của họ. Vostok vận hành tự động theo một trình tự được xác định trước, khiến nhà du hành vũ trụ không phải làm quá nhiều việc.

Thiết kế kiểu súng thần công của tàu Vostok cũng giúp việc quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất của phi hành gia trở nên đơn giản hơn. Các phi hành gia Mercury phải cẩn thận định hướng khoang chứa của họ cho tấm tản nhiệt để bảo vệ họ. Tuy nhiên, Vostok được bao phủ hoàn toàn bằng vật liệu chịu nhiệt và được đặt đơn giản ở phía dưới để nó quay về đúng hướng.

Nhưng tàu Vostok không thể phanh lại ở tốc độ lý tưởng khi hạ cánh xuống mặt đất. Đó là lý do vì sao Yuri Gagarin phải nhảy dù ở độ cao 6.000 mét, để con tàu rơi tách biệt ra.

 

Tàu vũ trụ thế hệ tiếp theo Voskhod

Đối với thế hệ tàu vũ trụ tiếp theo của mình, Voskhod, các kỹ sư của Sergei Korolev đã thiết kế một hệ thống hạ cánh 'mềm', bao gồm ghế bung cho các phi hành gia và một hệ thống tên lửa sẽ bắn ngay trước khi con tàu rơi xuống đất.

Tàu vũ trụ Soyuz ngày nay sử dụng công nghệ tương tự, mặc dù những người phi hành gia trong tàu vẫn ví việc trở về Trái Đất như một vụ tai nạn ô tô tốc độ cao.

Một cải tiến lớn khác với Voskhod là, mặc dù không lớn hơn Vostok nhưng để cạnh tranh với tàu vũ trụ Gemini hai người của Mỹ, nó cần phải chở nhiều hơn một phi hành gia. Thực tế là ba… và một trong số họ sẽ là kỹ sư đã giúp thiết kế nó.

Ý tưởng tuyển dụng kỹ sư, thay vì chỉ phi công, bay trong không gian là một trong những sáng tạo khác của Sergei Korolev. Nó đã không được Mỹ áp dụng cho đến kỷ nguyên của Tàu con thoi.

 

Người Liên Xô đã đưa ba người đàn ông bay vào không gian vào năm 1964 và người đầu tiên đi bộ trong không gian, Alexei Leonov, trong chuyến bay Voskhod-2 vào năm 1965.

Tên lửa Soyuz

Tuy nhiên, có lẽ phát minh ấn tượng nhất và được Liên Xô/Nga sử dụng lâu nhất của Sergei Korolev chính là tên lửa Soyuz.

Tàu vũ trụ Soyuz và tên lửa đẩy Soyuz - vẫn là 'xương sống' của chương trình vũ trụ Nga ngày nay.

Tàu vũ trụ Soyuz và tên lửa đẩy Soyuz - vẫn là 'xương sống' của chương trình vũ trụ Nga ngày nay.

 

Hệ thống tên lửa đẩy mà Nga sử dụng ngày nay gần như giống với tên lửa R-7 nguyên bản và mang đậm nét đơn giản trong thiết kế của Liên Xô. Đặc biệt là hệ thống đánh lửa của nó.

Với 5 động cơ tên lửa và 20 buồng đốt, cũng như 12 động cơ nhỏ hơn được sử dụng để lái, điều cần thiết là tất cả các động cơ đều sáng cùng một lúc. Nếu không, nhiên liệu có thể đổ ra khỏi động cơ không sáng và gây ra một vụ nổ thảm khốc.

Tính đồng bộ này đạt được bằng cách sử dụng các que diêm khổng lồ. Khi Soyuz ở trên giàn phóng của nó, các kỹ sư đặt các thanh gỗ bạch dương với hai thiết bị đánh lửa điện hình pháo hoa ở đầu vào vòi phun của tên lửa. Chúng được liên kết với nhau bằng dây đồng.

Ngay trước khi phóng, ngọn lửa bùng cháy và ngọn lửa cháy xuyên qua dây dẫn. Khi tất cả các dây bị cắt đứt, điều này có nghĩa là có ngọn lửa đang cháy trong mỗi vòi và có thể an toàn để mở các van đẩy. Hệ thống đảm bảo rằng nhiên liệu chỉ được giải phóng khi những que diêm khổng lồ này đều được thắp sáng.

 

03. Cái chết trên bàn mổ

Khi người Mỹ quyết tâm lên Mặt Trăng, Sergei Korolev cũng không đặt mình nằm ngoài cuộc đua lên vệ tinh Trái Đất. Ông ấp ủ chế tạo một tên lửa khổng lồ, N-1 cao 100 mét. Vì nhiều lý dó, dự án N-1 bị đóng băng cho tận năm 1964, thời điểm mà Mỹ đạt được nhiều thành tựu sẵn sàng cho Mặt Trăng.

Thật không may, Sergei Korolev chưa bao giờ nhìn thấy 'đứa con tinh thần' to lớn của mình hoàn thành. Năm 1965, ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và được khuyên nên phẫu thuật ruột kết. Ca phẫu thuật khó thất bại. Sergei Korolev chết trên bàn mổ vào ngày 14/1/1966.

Chỉ 2 tuần sau cái chết của Sergei Korolev, tàu vũ trụ không người lái Luna 9 đã đáp xuống Mặt Trăng. Đây là con tàu vũ trụ lớn cuối cùng của Liên Xô ở trong không gian trong một thời gian dài.

Sau cái chết của Sergei Korolev, toàn bộ chương trình vũ trụ của Liên Xô trải qua muôn vàn khó khăn. Hệ thống tên lửa đẩy siêu nặng N-1 đã không sẵn sàng để đánh bại Apollo lên Mặt Trăng và 4 lần phóng của nó đều kết thúc trong thảm họa. Vào tháng 8/1974, Valentin Glushko, người đã tiếp quản phòng thiết kế của Sergei Korolev, buộc phải hủy bỏ chương trình.

 

Tàu vũ trụ Soyuz và tên lửa đẩy Soyuz - vẫn là 'xương sống' của chương trình vũ trụ Nga ngày nay và vẫn đang hoạt động hơn 40 năm sau khi nhà thiết kế của chúng qua đời. Với hơn 1.700 chuyến bay, dòng tên lửa Soyuz vẫn giữ kỷ lục về số lần phóng nhiều nhất và có thể sẽ tiếp tục làm việc trong vài thập kỷ nữa.

Ngôi nhà của Sergei Korolev ở Moscow - được nhà nước Liên Xô tặng (bí mật) cho ông vào năm 1959 - hiện được bảo tồn như một bảo tàng. Nơi này chứa đầy những vật lưu niệm của chương trình không gian do ông giám sát - mô hình máy bay và tên lửa, ảnh của các phi hành gia, sách kỹ thuật và giấy tờ.

Bên ngoài phòng làm việc của ông, một trong những bức tường của căn nhà được bao phủ bởi một bản đồ chi tiết về bề mặt Mặt Trăng.

Giấc mơ đưa một công dân Liên Xô lên Mặt trăng của Sergei Korolev không bao giờ thành hiện thực, nhưng các thiết kế của ông vẫn tồn tại trên các tên lửa, tàu vũ trụ và trạm vũ trụ ngày nay. 60 năm sau khi Yuri Gagarin lần đầu tiên bay quanh Trái Đất, những đóng góp và di sản lâu dài của ông vẫn được tôn vinh đến tận ngày nay.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm