Độc đáo nhà “cao cẳng” ở vùng cực Nam Tổ quốc
Báo mang thai tung tuyệt kĩ, đoạt mạng lợn rừng hung dữ / Những ngôi nhà ma ám nổi tiếng nhất nước Mỹ
Những ngày này, chạy dọc theo tuyến Quốc lộ 1 hướng từ huyện Năm Căn về Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bông mai vàng khoe sắc, cờ Tổ quốc tung bay trên những ngôi nhà "cao cẳng" ở vùng cực Nam Tổ quốc.
Độc đáo những ngôi nhà “cao cẳng” ở vùng cực Nam Tổ quốc.
Huyện Năm Căn và Ngọc Hiển đa phần được bao quanh bởi các cửa sông, cửa biển lớn… nên mực nước thường chênh lệch rất lớn khi thủy triều lên, xuống. Để bảo vệ tài sản và tính mạng của con người trước tác động tiêu cực của thiên nhiên, người dân nơi đây sáng tạo nên kiểu nhà "cao cẳng" nhằm thích ứng và thuận theo tự nhiên để tồn tại.
Theo đó, nhà "cao cẳng" là nhà có trụ đỡ được xây dựng cách mặt đất một khoảng không nhất định so với phần nền. Nhiều du khách khi đến với Cà Mau không khỏi trầm trồ trước lối kiến trúc nhà "cao cẳng" và chọn nơi đây làm điểm "check in" lý tưởng cùng người thân và bạn bè.
Trước đây, nhà "cao cẳng" chủ yếu được xây dựng tạm bợ bằng cây lá địa phương. Ngày nay, đời sống phát triển nên những ngôi nhà "cao cẳng" tạm bờ được thay thế bằng những ngôi nhà bê tông, cốt thép bề thế.
Người dân tận dụng khoảng không của nhà “cao cẳng” để kinh doanh, nơi sinh hoạt gia đình.
Khi được hỏi về nguồn gốc của lối kiến trúc độc đáo này, nhiều lão nông trong vùng cho hay họ chẳng nhớ nó có từ bao giờ nhưng tất cả đều khẳng định lối kiến trúc độc đáo này được các tiền nhân để lại và lưu giữ cho đến hôm nay.
Chỉ tay về ngôi nhà "cao cẳng" của gia đình vừa hoàn thành, bà Nguyễn Kim Tiến (ngụ huyện Năm Căn) cho biết bà chọn xây nhà theo lối kiến trúc trên vì nhẹ chi phí xây dựng và hạn chế được ảnh hưởng của triều cường.
"Kiểu nhà "cao cẳng" giảm chi phí do tiết kiệm được khoản tiền san lấp mặt bằng. Song song đó, còn có thể tận dụng khoảng không của nhà để làm nơi sinh hoạt thường ngày như: mắc võng, nơi tiếp khách, ăn uống, sân chơi cho con cháu trong gia đình…", bà Tiến nói.
Nhà “cao cẳng” được lựa chọn là phương án để xây dựng cơ quan, nơi làm việc.
Tiếp lời bà Tiến, ông Nguyễn Văn Minh, cho hay bên cạnh những ưu điểm trên, xây nhà "cao cẳng" còn giúp tăng độ bền, đẹp cho ngôi nhà do màu nước sơn lâu phai"
"Xây nhà theo cách thông thường thì không bao lâu phần sơn tường từ mặt nền lên sẽ bị phai màu, bong tróc… do độ mặn và phèn trong đất tác động", ông Minh phân tích.
Giờ đây, những ngôi nhà "cao cẳng" không chỉ xuất hiện ở các khu vực ven sông mà còn mọc lên nhiều ở những vùng trung tâm, giao thông phát triển. Đặc biệt, kiểu kiến trúc độc lạ này còn được nhiều cơ quan chọn làm phương án để xây dựng trụ sơ cơ quan, nơi làm việc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo