Triều đại phong kiến 'cực thoáng': Phụ nữ được ly hôn và tái hôn, chính quyền còn giúp góa phụ tìm chồng mới
Tại sao các phi tần trong triều đại nhà Thanh lại được quấn chăn trước khi thị tẩm? / Có 13 niên hiệu trong triều đại nhà Thanh, nhưng vì sao chỉ có 12 vị hoàng đế?
Ngày xưa, phụ nữ khi lập gia đình phải tuân theo tam tòng tứ đức. Thậm chí, họ còn phải đổi sang họ của chồng. Có thể nói phụ nữ xưa rất sợ bị chồng từ hôn.
Tuy nhiên, vào thời nhà Đường ở Trung Quốc, người phụ nữ đã được ly hôn chồng. Bấy giờ, người ta đã tạo ra một truyền thống về việc ly hôn thông qua thỏa thuận, gọi là "hòa ly", nghĩa là ly hôn một cách hòa bình. Theo luật, nếu cả 2 bên không hòa hợp về cảm xúc và đều muốn ly hôn, họ sẽ được "hòa ly" mà không bị trừng phạt. Điều này có nghĩa là trong trường hợp không còn tình cảm, vợ có thể yêu cầu ly hôn, miễn là cả 2 đồng tình.
Trong triều Đường, ý thức tự do của phụ nữ đã tỉnh táo. Người phụ nữ không những có thể ly hôn mà còn có thể tái hôn. Điều này cực hiếm thấy ở các triều đại khác.
Vào thời này, phụ nữ có thể ly hôn trong với nhiều lý do, chẳng hạn như không còn tình cảm, do gia cảnh nghèo khó.
Dĩ nhiên, trong thời kỳ cổ đại khi phụ nữ bị coi thường, khả năng chồng đồng ý cho vợ ly hôn là không cao. Nhưng dưới sự ràng buộc nặng nề của tư tưởng phong kiến, luật pháp thời Đường vẫn được coi là tiến bộ. Ở thời hiện đại, phụ nữ muốn ly hôn không phải chuyện dễ dàng, huống chi là thời phong kiến.
Ngoài 2 lý do ly hôn kể trên, phụ nữ thời Đường cũng có thể bỏ chồng nếu rơi vào tình huống pháp lý bắt buộc, không thể hòa giải. Đó là các trường hợp chồng sát hại cha mẹ, chú bác, anh em trai, chị em gái của vợ thì cần ly hôn. Chồng đánh cha mẹ, ông bà của vợ thì cần ly hôn. Mẹ chồng và mẹ đẻ đánh nhau thì cần ly hôn.
Thực ra, trong hầu hết các trường hợp, việc bảo vệ phụ nữ là rất ít. Xã hội khi ấy do nam giới lãnh đạo, phụ nữ có thể đấu tranh để đạt được một số quyền lợi đã được xem là có tiến bộ.
Trong triều Đường, ngoại tự nguyện ly hôn và bắt buộc ly hôn, còn có trường hợp ly hôn qua trọng tài. Nếu phía nhà gái yêu cầu chính quyền can thiệp, chính quyền sẽ cung cấp một giấy chứng nhận cho cả 2 bên để ly hôn và tái hôn. Nếu chồng có vấn đề về tinh thần, mất tích, phạm tội, gia cảnh nghèo khó... phụ nữ có thể yêu cầu trọng tài để được ly hôn.
Phụ nữ ly hôn có thể tái hôn?
Có lẽ rất nhiều người quan tâm đến câu hỏi này. Đã có trường hợp tự nguyện ly hôn, bị buộc ly hôn thì phụ nữ sau khi ly hôn có được tái hôn?
Thời xưa, sự chung thủy đã được coi là tiêu chuẩn đạo đức của phụ nữ. Tùy Dạng Đế nhà Tùy từng ra lệnh cho vợ của các quan viên từ cấp 9 trở lên và thê thiếp của các quan viên từ cấp 5 trở nên không được tái hôn sau khi chồng chết.
Nhưng khi nhà Tùy sụp đổ, nhà Đường lên nắm quyền, dân số triều Đường giảm mạnh. Mặc dù lệnh cấm kết hôn ở nhà Đường rõ ràng cấm việc ép góa phụ tái hôn, nhưng do tình trạng thiếu dân số nghiêm trọng, những người cầm quyền trong giai đoạn đầu đã khuyến khích tái hôn. Lúc này, mọi người không còn quá coi trọng việc giữ trinh tiết.
Vào đầu triều Đường, Đường Thái Tổ Lý Thế Dân đã ra lệnh cho thần dân nếu vợ/chồng mất thì chịu tang 3 năm rồi nộp đơn để chính quyền sắp xếp tái hôn. Ngay cả những quan lại cũng phải thi đua sắp xếp cho người dân kết hôn đúng lúc, giảm số người độc thân, tăng dân số, nếu không họ sẽ bị đánh giá thấp trong công việc.
Pháp lệnh của nhà Đường cũng quy định, trừ phụ nữ trên 50 tuổi, những bà góa đã có con và những người quyết tâm giữ trinh tiết, tất cả các góa phụ khác đều nằm trong phạm vi giúp đỡ của chính quyền địa phương.
Vào thời điểm đó, ngoài chính sách của nhà nước, còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến tình hình, trong đó có xu hướng kết hôn với các dân tộc ngoại bang. Ở đời Đường, người Thổ đã nhập cư tới và việc họ kết hôn với dân địa phương không còn hiếm hoi. Trong phong tục hôn nhân của người Thổ, việc tái hôn là chuyện bình thường.
Việc tái hôn không chỉ diễn ra trong tầng lớp quý tộc mà còn trong dân gian. Tuy nhiên, đa số người dân vẫn chọn giữ trinh tiết.
Những điều này chỉ cho thấy ý thức tự do của phụ nữ đã được đánh thức, nhưng vẫn bị chính quyền giới hạn, không phải là sự giải phóng hoàn toàn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'