Khám phá

Độc lạ ngọn núi 'to' lên mỗi ngày, được mệnh danh là ngọn núi nhân tạo lớn nhất thế giới

Ngọn núi này được ra hoàn toàn bởi con người, thế nhưng ngoài những mặt tích cực, ngọn núi này cũng ảnh hưởng tới cuộc sống người dân.

Quân sư giỏi nhất Tam Quốc: Mưu trí hơn Khổng Minh nhưng bị La Quán Trung ‘dìm hàng’, Quan Vũ khinh thường / Tại sao chúng ta không cảm thấy Trái đất đang quay?

Monte Kali khác biệt với những ngọn núi thông thường khác, nó là ngọn núi muối nhân tạo tại thị trấn Herringen thuộc bang Hessen của Đức. Chính vì lẽ đó mà nó trở thành một hiện tượng độc đáo tại đây, tính theo số liệu từ 2017 đây là ngọn núi nhân tạo lớn nhất thế giới với chiều cao khoảng 530 đổ lên. Nó cao đến nỗi dù bạn đứng ở đâu tại Herringen bạn cũng có thể nhìn thấy ngọn núi này.

Ảnh minh họa.

Ngọn núi này được hình thành từ 1976 khi Tập đoàn Kali Đức bắt đầu khai thác muối từ đó. Quá trình khai thác này tạo ra một lượng lớn natri clorua và để xử lý chúng coongty này đã đổ xuống Herringen, tạo nên ngọn núi tohungf vĩ này.

Theo Amusing Planet, Monte Kali có diện tích bằng 114 sân bóng đá và nặng bằng 23.600 tháp Eiffel cộng lại. Và với hơn 1.000 tấn muối ăn được thêm vào mỗi giờ trong ngày - khoảng 7,2 triệu tấn một năm - núi muối khổng lồ này sẽ có thể tiếp tục lớn hơn. Mặc dù rất khó để ước tính Monte Kali có bao nhiêu muối, nhưng hầu hết các nguồn thông tin đều cho biết khối lượng hiện tại rơi vào khoảng 300 triệu tấn.

Không chỉ độc đáo và có độ cao ấn tượng, những dịch vụ đi kèm tại đây cũng kích thích trí tò mò của du khách và được nhiều người tìm tới. Các du khách sẵn sàng chi ra một số tiền để có thể trải nghiệm các dịch vụ tại đây như ngắm cảnh, leo núi…

Thế nhưng dù nó có mang lại hiệu quả du lịch và kinh tế cho địa phương nhưng vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Theo Explanders, Monte Kalo khiến cho lượng muối trong nguồn nước ngầm và sông Werra gia tăng nhanh chóng, đồng thời nó cũng làm giảm đáng kể số lượng các loài động vật không xương sống sống xung quanh ngọn núi. Đất đai xung quanh đã trở nên gần như cằn cỗi và chỉ có một số ít loài thực vật chịu mặn mới có thể sống sót.

Công ty có thể xử lý muối một cách tốt hơn nhưng nó đòi hỏi yêu cầu cao và chi phí đầu tư khổng lồ, không phải công ty nào cũng sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn như vậy để thêm vào chi phí vẫn hành công ty. Cùng với đó các nhà làm kinh doanh luôn nghĩ cách làm giảm chi phí tối ưu để có giá cạnh tranh thị trường.

 

- Video: Khám phá sự hùng vĩ của kim tự tháp Giza. Nguồn: Drone Snap.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm