Khám phá

Đội binh trâu có một không hai trong lịch sử Việt Nam

Biết Thiên Hộ Dương là người tài, nghĩa sĩ Đồng Tháp Mười đứng dưới cờ ông rất đông. Có một người dẫn đến hàng trăm con trâu rừng đã được thuần phục để tham gia chiến trận.

Ai giúp chúa Nguyễn xây dựng quân đội? (Phần 1) / Cách tổ chức quân đội nhà Trần giống quân đội La Mã

  • Doi binh trau co mot khong hai trong lich su Viet
    Thiên Hộ Dương tên thật Võ Duy Dương (1827-1866), là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp làm chấn động vùng Đồng Tháp Mười những năm 1862-1866. Người đời thường nhắc đến ông qua biệt tài dùng trâu đánh trận.
  • Doi binh trau co mot khong hai trong lich su Viet-Hinh-2
    Từ thuở nhỏ Võ Duy Dương đã là một cậu bé sáng trí, khỏe mạnh, giỏi võ nghệ. Khi cha qua đời, Dương phải đi chăn trâu để sinh sống. Khi Pháp đánh Nam Kỳ, ông đứng lên chiêu mộ hào kiệt chống ngoại xâm. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông mộ được gần 1.000 người. Ảnh: TTXVN.
  • Doi binh trau co mot khong hai trong lich su Viet-Hinh-3
    Tương truyền, trong một lần diễn tập ở bờ kênh, ông cưỡi trâu từ dưới nước vượt lên bờ và các nghĩa binh cố sức ngăn cản. Ông thúc trâu tả xông hữu đột, gạt phăng hết khí giới của họ bằng những đường roi mạnh mẽ, khiến mọi người đều thán phục. Ảnh: TTXVN.
  • Doi binh trau co mot khong hai trong lich su Viet-Hinh-4
    Biết Võ Duy Dương là người tài, nghĩa sĩ Đồng Tháp Mười đứng dưới cờ ông rất đông. Có một người dẫn đến hàng trăm con trâu rừng đã được thuần phục. Ông điều khiển trâu bằng tiếng mõ, cứ theo tiếng mõ đàn trâu biết tiến, thoái, hay quỳ xuống.
  • Doi binh trau co mot khong hai trong lich su Viet-Hinh-5
    Thiên Hộ Dương đã tiếp nhận nghĩa sĩ này và giao cho anh ta chỉ huy một trận đánh. Trong trận này, đội quân trâu tuân theo tiếng mõ của anh ào ạt xông vào đội hình bọn giặc. Giặc trở tay không kịp chạy tán loạn. Rồi theo tiếng mõ, đàn trâu chia làm hai toán rượt theo giặc.
  • Doi binh trau co mot khong hai trong lich su Viet-Hinh-6
    Khi giặc bắn trả, đàn trâu cũng biết nghe theo tiếng mõ mà tản ra để tránh đạn, vì vậy mà số trâu bị thương không đáng kể, còn quân giặc thì hoảng loạn, tan rã hàng ngũ. Sau trận đánh thắng lợi này, Thiên Hộ Dương đã phong cho nghĩa sĩ chỉ huy đội quân trâu là Ngưu quân Thượng tướng.
  • Doi binh trau co mot khong hai trong lich su Viet-Hinh-7
    Thiên Hộ Dương mất năm 1866 khi đang ra Huế để cầu viện triều đình và liên lạc với nghĩa sĩ miền Trung nhằm gây dựng lại lực lượng. Người dân tại Gò Tháp (Đồng Tháp) đã lập đền thờ để tưởng nhớ ông. Ngày nay, ngôi đền là di tích lịch sử cấp quốc gia. Ảnh: Bảo tàng Đồng Tháp.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm