10 quốc gia không có quân đội
Anh công bố hồ sơ bí mật về người ngoài hành tinh trong 50 năm qua / "Mối tình ngang trái" giữa 2 loài diều hâu đã tạo ra 1 giống con lai siêu hiếm, khiến giới khoa học phải kinh ngạc
>> Xem thêm: "Những quả trứng xanh của người ngoài hành tinh" trên bờ biển Sydney, Úc
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có lực lượng quân đội để làm nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ và an ninh quốc gia, thế nhưng hiện tại vẫn còn không ít quốc gia "phi quân đội". Thậm chí, có cả những quốc gia như Trung Quốc lại có lực lượng đông tới 1,6 triệu binh lính.
Trong danh sách 10 quốc gia "phi quân đội" dưới đây, mỗi nước có lý do riêng như lý do về lịch sử, hay địa lý. Thậm chí, có quốc gia không có quân đội nhưng lực lượng dự bị rất lớn.
Ví dụ, Nhật Bản chẳng hạn, không có trong danh sách này bởi về mặt chính thức, Nhật Bản không có quân đội bởi theo Điều 9 của Hiến pháp, quốc gia này chỉ có Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (Japan Self-Defence Forces), lực lượng quân sự để bảo vệ lãnh thổ quốc gia mà cũng chỉ có thể được triển khai ở bên ngoài Nhật Bản cho nhiệm vụ gìn giữ hòa bình theo yêu cầu của Liên Hiệp Quốc.
>> Xem thêm: Sự thật về thân thế của nữ diễn viên được Hitler mến mộ
1. Andorra
>> Xem thêm: Chiêm ngưỡng vẻ đẹp những ngôi nhà gỗ hàng trăm năm tuổi ở Thanh Hóa
Tên đầy đủ là Công quốc Andorra, quốc gia nhỏ nằm ở phía Tây Nam châu Âu, giáp Tây Ban Nha và Pháp, kinh tế phát triển thịnh vượng nhờ du lịch, đặc biệt, người dân ở đây có tuổi thọ rất cao bình quân 83,52 năm (năm 2007) và là quốc gia không có quân đội, chỉ có một lực lượng quân sự gồm 10 người nhưng đến năm 1931 đã được đổi tên là cảnh sát Andorra, tăng lên 240 người làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự.
Nếu muốn tham gia lực lượng này ứng cử viên phải có vũ khí riêng. Do không có quân sự nhưng Andorra phải trông chờ vào sự giúp đỡ của Pháp, Tây Ban Nha và nếu cần NATO cũng có thể tham gia.
>> Xem thêm: Những 'nóc nhà' thế giới thách thức dân mạo hiểm
2. Grenada
>> Xem thêm: Câu chuyện về những sân bay bị "ma ám" trên thế giới
Grenada là quốc gia thuộc vùng biển Caribe, gồm 1 đảo chính và 6 đảo phụ ở gần Grenadines, giáp Trinidad & Tobago và Venezuela, rộng 344 km2, dân số 110.000 người.
Mỹ đã từng tổ chức cuộc tấn công vào quốc gia này, lật đổ thủ tướng Maurice Biship và sau đó lực lượng quân đội bị giải tán, chỉ có lực lượng cảnh sát hoàng gia và hệ thống an ninh khu vực. Khi có chiến sự phải nhờ đến sự hỗ trợ quân sự từ các quốc gia láng giềng và Mỹ.
3. Liechtenstein
Liechtenstein là quốc gia nhỏ ở Tây Âu, giáp Thụy Sỹ, Áo nhưng lại là một trong số những quốc gia có thu nhập tính theo đầu người cao nhất, nợ nước ngoài và tỷ lệ thất nghiệp thấp thứ nhất thế giới. Quân đội được chính thức giải tán năm 1868 sau khi chiến tranh Áo-Phổ diễn ra.
Thực tế, Liechtenstein cũng muốn có quân đội, nhưng do chi phí cao nên Liechtenstein đã giải tán đội quân hiện có mà chỉ giữ lại lực lượng cảnh sát có tên Special Weapons and Tactics được trang bị vũ khí nhỏ để bảo vệ an ninh quốc gia.
Đến nay, không có quốc gia nào ký hiệp ước chính thức bảo vệ Liechtenstein nhưng theo nguồn tin không chính thức thì Liechtenstein và Thụy Sĩ đã có thỏa thuận ngầm về việc này.
4. Quần đảo Solomon
Quần đảo Solomon là một đảo quốc của người Melanesia, nằm ở phía Đông Papua New Guinea, bao gồm gần một ngàn đảo nhỏ trải dài trên một diện tích khoảng 28.400 km2 , thủ đô là Honiara, tọa lạc trên đảo Guadalcanal. Từ năm 1998, cuộc xung đột sắc tộc đã diễn ra trong sự bất lực của chính quyền.
Đến tháng 6 năm 2003, lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia của Australia được gửi đến để thiết lập lại nền hòa bình và giải giáp các phiến quân sắc tộc vũ trang. Ngày nay, Bắc Solomon chia thành hai vùng: Quần đảo Solomon độc lập và tỉnh Bougainville thuộc Papua New Guinea.
Quần đảo Solomon chỉ duy trì một lực lượng bán quân sự cho đến khi một cuộc xung đột sắc tộc nặng, trong đó Australia, New Zealand và các nước Thái Bình Dương khác can thiệp để khôi phục luật pháp và trật tự.
Kể từ đó quân đội không được duy trì tiếp, Quần đảo Solomon lại có một lực lượng cảnh sát tương đối lớn, và một Phân ban giám sát hàng hải (MSU) để duy trì an ninh nội địa. MSU được trang bị vũ khí hạng nhẹ, và hai chiếc thuyền tuần tra biển có tên Auki và Lata.
5. Nauru
Tên chính thức là CH Nauru, trước đây là hòn đảo Pleasant thuộc Micronesia nằm ở Nam Thái Bình Dương, diện tích 21km2, từng là thuộc địa của Đế chế Đức, Australia, New Zealand và Anh. Do quá nhỏ nên Nauru không có cả thủ đô, không có quân đội thường trực hoặc bất kỳ lực lượng vũ trang nào nhưng lại có cảnh sát để duy trì sự ổn định của quốc gia.
Nauru đã ký một hiệp ước không chính thức với Australia để quốc gia này hỗ trợ quân sự khi cần . Năm 1940 Đức đã từng tấn công Nauru nhưng đã được lực lượng hải quân của Australia đến ứng cứu.
(Còn tiếp)
Clip có thể bạn quan tâm:
- Video: Gia Cát Lượng tiên tri lạ lùng, chuẩn xác từng chữ về kết cục Tam Quốc sau thời Tào Tháo, Lưu Bị. Nguồn: Three Kingdoms 2010.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Những 'dị thú' từng xuất hiện ở Việt Nam, con vật cuối cùng ai nhìn cũng ám ảnh
CLIP: Sư tử đực nổi điên, lao tới cắn xé xe ô tô khiến du khách hoảng hồn
CLIP: Bị cầy mangut 'đánh úp' từ phía sau, rắn hổ mang chưa kịp phản ứng đã bị kẻ đi săn lôi đi xềnh xệch
CLIP: Trâu rừng dũng cảm húc tung sư tử để giải cứu đồng loại và cái kết ít ai đoán được
CLIP: Đi săn trâu rừng, sư tử bị con mồi hành cho nhừ tử
Việt Nam có một loại gỗ 'đắt hơn vàng', chỉ còn 8 cây ngoài tự nhiên