Đổi đời chỉ sau một đêm nhờ viên đá lạ, anh nông dân gây 'tội lớn' vì khiến cả làng sôi sục đòi phá rừng!
Chùa có tháp vàng đính kim cương, đá quý / Chiêm ngưỡng món quà mừng thọ vua Càn Long dâng tặng mẫu thân: Bộ Kinh Phật dát vàng, khảm 10.000 viên đá quý
Đó là sự việc xảy ra cách đây 5 năm tại một ngôi làng nhỏ ở Ukraine. Trong lúc đào giếng, anh nông dân Rupert đã bị thu hút bởi một viên đá có màu sắc kỳ lạ. Rupert thấy viên đá này có kích thước tương đương những viên đá khác nhưng lại có màu vàng đặc biệt nên đã đặt nó sang một bên.
Một lão nông làm cùng vị trí với Rupert cho rằng hòn đá này cõ lẽ là một khối hổ phách sáp ong vô cùng giá trị. Ông lão cũng chia sẻ thêm rằng chỉ cần sở hữu một viên đá như vậy thôi đã đủ khiến Rupert ăn sung mặc sướng một đời rồi. Nửa tin nửa ngờ, Rupert đem viên đá lạ tới một trung tâm kiểm định đá quý và được xác nhận nó đích thực là một khối hổ phách sáp ong thô.
Viên đá chàng trai tìm thấy là một khối hổ phách sáp ong có giá trị rất lớn. (Ảnh: Kknews)
Rupert hết sức vui mừng, anh đã gọi điện thông báo cho gia đình và quyết định sẽ ở lại khu vực này tìm kiếm thêm. Nào ngờ, tin tức về việc Rupert đào được kho báu đã lan tin rất nhanh.
Kể từ đó, già trẻ lớn bé trong làng đều đổ xô tới nơi đào giếng. Chẳng bao lâu nơi này đã biến thành một khu mỏ khai thác đá. Nhiều người đã đào được những khối hổ phách sáp ong tại đây và thực sự phất lên nhờ công việc này.
Sau đó, càng nhiều người đổ về khu vực đó, họ bắt đầu phá rừng để đào kho báu. Chính quyền địa phương sau nhiều lần cảnh cáo và thấy người dân không có dấu hiệu dừng lại đã buộc phải cử lực lượng vũ trang tới để kiểm soát tình hình. Họ cũng tịch thu được rất nhiều khối hổ phách sáp ong chưa kịp tiêu thụ.
Hổ phách sáp ong không phải là sáp ong hóa thạch như nhiều người nhầm tưởng. Nó thực chất là tên gọi của một loại hổ phách có màu vàng mỡ gà. Hổ phách sáp ong có số lượng rất hạn chế nên rất quý hiếm. Hiện nay một số loại có màu trắng đục, màu vàng trắng cũng được xem là hổ phách sáp ong.
Sau khi tin tức có người tìm thấy kho báu lan ra, toàn bộ dân làng đã bỏ việc để đào bới đá quý. (Ảnh: Kknews)
Loại hổ phách này về cơ bản vẫn được hình thành từ nhựa cây. Khi nhựa cây từ từ chảy xuống thân cây, đã vô tình cuốn theo nhiều bọt khí nhỏ li ti. Chính vì vậy khi nhựa cây đông cứng lại, nó sẽ tạo thành một khối đá có chứa nhiều bọt khí và ngả vàng ấm áp. Điều này cũng sẽ lý giải vì sao loại hổ phách này lại không có được độ trong suốt cao như những loại đá khác.
Do độ quý hiếm như thế mà hổ phách trở thành bảo vật của các đời vua chúa. Đây cũng là một trong số Thất Bảo được nhắc tới trong Phật giáo Đại thừa.
Thậm chí, hổ phách sáp ong đã được so sánh với vàng bạc. Nó còn được săn tìm như lưu ly, san hô, xà cừ, mã não…
Ngày nay, nhiều người sử dụng loại hổ phách này như một lá bùa hộ mệnh xua đuổi tà ma và có thể đem đến cát tường tài lộc cũng như may mắn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?