Đội quân độc nhất lịch sử Việt Nam, địch nghe tên là sợ mất vía, do danh tướng nổi tiếng chỉ huy
Lưu Bị cướp trắng 5 vạn quân của Tào Tháo, tại sao đội quân này không phản kháng mà lại ngoan ngoãn theo Lưu Bị? / Đệ nhất mãnh tướng của đội quân Tào Ngụy, từng 3 lần giao đấu bất phân thắng bại với Quan Vũ là ai?
Đai Việt Thông Sử của Lê Quý Đôn chép lại như sau: “Vua sai Nguyễn Xí nuôi một đàn chó săn gồm hơn 100 con. Sớm chiều chia cơm cho chó ăn ông đều dùng chuông làm hiệu. Bầy chó theo sự điều khiển của ông, tiến thoái răm rắp. Trong bước đường chiến chinh, đàn chó của Nguyễn Xí trở thành một đội quân đặc biệt, do được huấn luyện chu đáo, điều khiển bằng tiếng nhạc nên từ ăn, ngủ, tấn công chúng đều theo hiệu lệnh phát ra”.
>> Xem thêm: Cận cảnh loài rắn mới được phát hiện chỉ có tại Việt Nam
Ảnh minh họa
Đàn chó săn này ngày thường đi săn thú, bắt chim về cho nghĩa quân, đến khi xung trận thì lăn xả không thua gì binh lính. Chúng lao vào cắn xé khiến quân địch hoảng loạn không thôi. Thậm chí, tướng nhà Minh là Mã Kỳ chỉ cần nghe đến đội quân khuyển này là lại kinh hãi.
>> Xem thêm: Ai ác bằng Trụ Vương, nghĩ ra hình phạt chỉ với giọt nước nhưng tàn bạo hơn cả lăng trì
Chuyện kể rằng có một lần Nguyễn Xí đeo đạc ngựa vào cổ đàn chó, đánh trống ầm ĩ cho chúng chạy quanh trại quân Minh. Địch nghe tiếng đạc ngựa, trống thúc, quân reo nên nghĩ quân Lam Sơn đến cướp trại. Nhưng vì không biết binh lực đối phương thế nào nên chúng không dám ra, đành dùng cung nỏ bắn mà thôi. Cũng nhờ chiêu trò đó mà quân Lam Sơn đã thu thêm được rất nhiều mũi tên.
>> Xem thêm: Vào thời cổ đại, điều gì sẽ xảy ra nếu một cô gái không kết hôn sau 15 tuổi? Gia đình sẽ sợ hãi
Thời đỉnh cao, đội khuyển binh do Nguyễn Xí chỉ huy lên đến 500 con. Chúng vô cùng thiện chiến, góp công lớn trong cuộc chiến với quân Minh. 10 năm trời, đội khuyển binh tham gia vô vàn trận chiến lớn nhỏ, đóng góp rất lớn. Trong đó có trận nổi tiếng như vây hãm Đông quan, công thành Xương Giang, tiêu diệt và bắt sống hơn 10 vạn quân địch năm 1427.
>> Xem thêm: Hầu hết phụ nữ thời cổ đại đều không sống quá 40 tuổi, tại sao lại như vậy? Có 3 lý do, tất cả đều gây tử vong
Lại nói về Nguyễn Xí, ông là vị danh tướng lừng lẫy, công thần thời Hậu Lê. Nguyễn Xí sinh ở làng Thượng Xá, huyện Châu Phúc (nay là huyện Nghi Lộc, Nghệ An). Nghe kể rằng cha ông là Nguyễn Hội bị một con cọp thành tinh cắp đi vùi xác ở xứ Đồng Lam và cắm cây xung quanh mộ. Người nhà tìm thấy nơi thì đến mang xác về chôn lại. Nhưng chỉ vài hôm sau cọp lại đến đào mộ, cắp xác đi chôn lại chỗ cũ. Lúc này mọi người mới biết đó là trời ngầm ban cho họ ngôi huyệt tốt.
Nguyễn Xí từ bé nổi tiếng là người thông minh, nhanh nhẹn và rất được Lê Lợi yêu quý. Sau khi quét sạch quân Minh khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi xong đã phong cho Nguyễn Xí làm Long Hổ tướng quân, Suy trung Bảo chính công thần, tước huyện hầu, là bậc khai quốc công thần của triều Hậu Lê. Nguyễn Xí còn được ban họ vua, sống tận tụy với 5 đời vua Lê, khi mất được truy tặng chức Thái sư.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loài vật có 'của quý' lớn nhất thế giới và cách giao phối đầy ám ảnh của con đực với con cá
Kinh ngạc với hình ảnh UFO hình chữ thập được cho là bị rò rỉ từ nguồn dữ liệu UFO tuyệt mật của Mỹ
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?