Khám phá

Đời sống “phòng the” đầy bí ẩn và bi kịch của hoàng đế Napoleon

Bi kịch cuộc đời lớn nhất của vị hoàng đế Pháp oai hùng và lừng lẫy trên chiến trường Napoleon là sự bất lực quá sớm trong chuyện phòng the, cùng rất nhiều bệnh tật khác.

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10 m2? / Mối tình đồng giới và sở thích phòng the của Hoàng đế La Mã: "Biến" cậu bé thành nữ giới rồi cưới làm vợ

Tình yêu đầu đời đẫm lệ

Khi Napoleon trở thành tướng quân, lúc này gia đình ông đã đến Pháp. Những ngày đầu đến Pháp gia đình Napoleon phải sống dựa vào số tiền trợ cấp của chính phủ Pháp dành cho dân tị nạn đảo Corse. Khi Napoleon có chức quyền, ông đã đón gia đình đến Marseille và ổn định gia đình. Cuộc sống ở Marseille đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của gia đình Napoleon.

Hai cô em gái của ông cũng có cuộc sống vương giả của một tiểu thư con nhà quý tộc. Lúc ấy trong thành Marseille có một thương gia chuyên buôn bán tơ lụa nổi tiếng tên là Clary. Clary qua đời sớm để lại người vợ và ba người con, trong đó có cô con gái xinh đẹp tên Bernadine Eugenie Desiree Clary. Sau khi giới thiệu chị gái mình cho anh trai Napoleon là Joseph, Eugenia và Napoleon cũng bắt đầu tình yêu mãnh liệt của mình.

Khi đó, Napoleon vô cùng khó khăn, người lại lùn thấp và không theo phái cầm quyền mà chỉ là một tướng lãnh đạo đội quân cộng hòa Pháp vừa có chút tiếng tăm, nhưng Eugenie vẫn say mê ông ngay từ cái nhìn đầu tiên, cô ca ngợi vẻ mạnh mẽ, quyết đoán và cương nghị trên khuôn mặt Napoleon.

Trong khi Napoleon đang chìm đắm trong mối tình đầu ngọt ngào thì nước Pháp xảy ra một sự kiện kinh thiên động địa. Ngày 27/7/1794 người Pháp nổi dậy chống lại triều đại kinh hoàng với cuộc chính biến Thermido. Trước đó Napoleon đã được quân đội cử đến thành phố trung lập thực hiện nhiệm vụ tình báo. Ở đó, ủy ban cứu quốc cho rằng Napoleon có âm mưu chính trị khác nên đã ra lệnh bắt giữ ông.

Vị tướng "lắm tài, nhiều... bệnh"

Napoleonnổi tiếng là người tham việc, hằng ngày ông làm việc khoảng 20 tiếng, chỉ nghỉ vài tiếng. Ông có trí nhớ phi phàm, trí óc rất linh hoạt, có khả năng đọc rất nhanh những ý nghĩ trong đầu cho thư ký ghi chép, cùng một lúc đọc cho nhiều thư ký về những vấn đề khác nhau. Hằng ngày ông phải ký rất nhiều văn bản, phải đọc và phê duyệt rất nhiều báo cáo, tờ trình, chủ trì nhiều cuộc họp với các cán bộ cao cấp hoặc hội đồng quốc gia. Đó là chưa kể ông trực tiếp tham gia các cuộc viễn chinh dài ngày.

Thế màNapoleonlại là người có sức khỏe không tốt lắm. Là đứa trẻ sinh thiếu tháng, thuở niên thiếu và kể cả lúc trưởng thành, do đời sống khó khăn nên ông rất gầy. Một người bạn gái của nhà văn Stendhal, từng gặp Napoleon năm 1795 (lúc ông 26 tuổi) đã diễn tả: “Đó là người gầy nhất mà tôi từng gặp trong đời!”. Napoleon bị chứng viêm bàng quang nên rất khó đi tiểu. Nói với thầy thuốc, ông kể: “Ta luôn cảm thấy buồn tiểu nhưng lại bí, nên đau không chịu được”. Để giảm đau, thầy thuốc yêu cầu ông ngâm mình vào một thùng to đầy nước ấm, do đó Napoleon có thói quen tắm nước nóng khá lâu. Căn bệnh đi tiểu nhỏ giọt này đã ảnh hưởng đến khả năng chỉ huy trận đánh ở Nga, khi ông bị đau nên thiếu quyết đoán, phản ứng chậm trước diễn biến của chiến trận.

Bi kịch lớn nhất cuộc đời Hoàng đế Pháp là sự bất lực đến quá sớm trong đời sống tình dục.

Bi kịch lớn nhất cuộc đời Hoàng đế Pháp là sự bất lực đến quá sớm trong đời sống tình dục.

Ngoài ra, Napoleon còn bị táo bón nặng, gây trĩ chảy máu. Ông bị táo bón từ thuở nhỏ và ngày càng diễn biến xấu hơn. Để chữa trị, bác sĩ cho ông dùng nước đun sôi để nguội pha với dung dịch acetat chì tẩm vào một mảnh vải để rửa, và dùng đỉa để hút máu. Do bị giãn tĩnh mạch vùng nên trong trận Waterloo, ông phải ngồi xe thay vì cưỡi ngựa để chỉ huy (vài năm trước, ông dư sức cưỡi ngựa hơn 10 giờ mỗi ngày, đi những chặng đường dài dằng dặc).

Từ năm 1804, Napoleon tăng cân nhanh chóng nên các thầy thuốc buộc ông ăn với chế độ thanh đạm. Napoleon còn từng bị 2 lần, bị ghẻ và sau đó là chứng ngứa toàn thân buộc ông phải gãi liên tục trước mặt một số cận thần. Hoàng đế Pháp còn có triệu chứng viêm gan (da vàng); có người còn cho ông bị lao với triệu chứng ho dai dẳng. Ông cũng là người thần kinh có vấn đề, hay lên cơn kích thích quá đáng, giận dữ thái quá và thỉnh thoảng trầm uất.

Ông hoàng “bất lực” chốn phòng the

Tuy oai hùng và lừng lẫy trên chiến trường nhưng Napoleon lại là một người đàn ông yếu đuối trong đời sống tình ái. Đây cũng xem là bi kịch ám ảnh suốt cuộc đời của ông hoàng quân sự hàng đầu thế giới này.

 

Theo một số tài liệu còn sót lại thì Napoleon sống "chay tịnh" khi còn khá trẻ bởi 42 tuổi ông đã mắc chứng liệt dương. Những người thân cận với vị Hoàng đế cho biết, chuyện tình dục của vị hoàng đế chỉ diễn ra trong khoảng thời gian trước năm 40 tuổi, tuy nhiên các cuộc ân ái thường không kéo dài và kết thúc nhanh chóng. Sau tuổi 40, Napoleon vẫn gần gũi nữ giới nhưng tuyệt nhiên không có chuyện 'chăn gối'.

Nhiều sử gia cho rằng đây chính là nguyên nhân lý giải cho việc tại sao cả 2 người vợ của vị Hoàng đế lừng lẫy này đều cho ông "cắm sừng".

Napoleon có một con trai với người vợ thứ hai Marie Louise.

Napoleon có một con trai với người vợ thứ hai Marie Louise.

Tuy có một quý tử với Marie Louise nhưng ông vẫn bị đồn đại là người đồng tính luyến ái. Sĩ quan hầu cận Napoleon toàn là những người có dáng đàn bà, trong đó người được sủng ái nhất là Gurga, thường biểu lộ những cử chỉ ghen tuông khi thấy Napoleon “âu yếm” những sĩ quan trẻ đẹp.

 

Ngoài ra, những dấu hiệu về cơ thể của Napoleon khiến người ta tò mò về khả năng nam giới của vị tướng tài này. Khi Napoleon mất, lúc liệm, người ta thấy cơ thể ông không có lông, dấu hiệu sinh dục bên ngoài rất ít tính nam, trong khi bộ ngực tròn trịa, mềm mại, tay chân nhỏ nhắn với kích thước khiêm tốn: 1,57m.

Đặc biệt ông có sự chăm sóc của khá nhiều thầy thuốc, đặc biệt là thầy thuốc chăm sóc cho chuyện "phòng the". Tuy nhiên, có lẽ sự "nghèo nàn" về y học thời đó cũng là một phần nguyên nhân khiến cho đời sống tình dục trở thành nỗi bất hạnh suốt cuộc đời của Napoleon.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm