Dọn kho bảo tàng tìm thấy 'chiếu rách', chuyên gia nói 'nó đáng giá 68 tỷ'
11 địa điểm chết chóc nhất thế giới / Nhà hàng trong nhà cao nhất thế giới
Từ năm 1925, Tử Cấm Thành chuyển thành bảo tàng Cố Cung, là nơi đang lưu trữ và trưng bày hơn một triệu cổ vật của các triều đại phong kiến của Trung Quốc. Số cổ vật này được xem là kho báu khổng lồ được lưu giữ qua nhiều thế kỷ. Dù có niên đại hàng trăm năm tuổi nhưng đa số báu vật đó còn gần như nguyên vẹn.
Vào những năm 70, các nhân viên của bảo tàng Cố Cung kiểm kê lại các bộ sưu tập cổ vật chưa được khám phá. Sau khi dọn kho, họ tìm thấy một chiếc chiếu bị hỏng. Nào ngờ, lai lịch cũng như giá trị của chiếc chiếu này lại khiến các chuyên gia khảo cổ bất ngờ.
Trong lúc dọn kho, nhân viên bảo tàng thấy chiếc chiếu bị hỏng. (Ảnh: Sohu)
Hóa ra, chiếc chiếu hỏng này là chiếu ngà voi (tức là chiếu được làm ngà voi). Bị vứt lẫn lộn giữa nhiều chiếc chiếu trúc khác, nhưng vì có màu sắc sáng hơn nên nó thu hút được sự chú ý của các nhân viên.
Trong "Tây kinh tạp kỹ" do Lưu Hâm viết vào thời nhà Hán, có đoạn ghi chép “Hán Vũ Đến ban cho Lý phu nhân một chiếc chiếu ngà voi". Từ đó có thể thấy, chiếu ngà xuất hiện sớm nhất là từ thời nhà Hán, và luôn được coi là đồ dùng của giới quý tộc.
Chiếu ngà voi thường được giới quý tộc, hoàng thân quốc thích sử dụng. (Ảnh: Sohu)
Các chuyên gia đã tìm kiếm trong tư liệu lịch sử, cuốn “Cách chí kính nguyên” ghi lại lai lịch của chiếc chiếu ngà voi này. Nó được làm từ thời Ung Chính, là món quà do các vị quan từ Quảng Đông dâng lên hoàng đế. Chiếc chiếu này dài 210 cm và rộng 132 cm. Bề mặt của chiếu rất mịn, mềm và đặc biệt mát.
Thời xưa, kỹ thuật chưa phát triển nên con người không có điều hòa hay quạt điện để sử dụng. Vào mùa hè nóng bức, chiếc chiếu ngà voi có thể giúp hoàng đế Ung Chính nghỉ ngơi thoải mái.
Để làm ra chiếu ngà voi, người ta phải xẻ ngà voi thành những lát mỏng với độ dày đều nhau. Sau đó mài chúng thật mịn rồi mới chẻ thành tơ, cuối cùng là dệt thành chiếu. Bí quyết để làm là ngà voi phải ngâm trong một loại thuốc đặc biệt để đạt được kết cấu mềm và mượt. Khí hậu phía Bắc Trung Quốc quá khô nên chiếu ngà voi chỉ có thể được làm ở phía Nam.
Cần tới 60 thợ thủ công lành nghề làm trong 18 tháng mới tạo ra chiếc chiếu ngà voi hoàn chỉnh. Tuy nhiên, do chi phí làm ra một chiếc chiếu ngà voi quá đắt đỏ nên Ung Chính ra lệnh cấm sản xuất loại chiếu này.
Chiếc chiếu ngà voi đang được trưng bày tại bảo tàng Cố Cung. (Ảnh: Sohu)
Theo ghi chép trong tư liệu lịch sử của hoàng cung nhà Thanh, cả nước có 5 chiếc chiếu ngà voi. Hiện 3 chiếc còn lưu truyền và 2 chiếc còn lại không rõ đang lưu lạc ở đâu. Các chuyên gia nhận định những chiếc chiếu ngà voi này vô cùng quý giá. Giá trị của một chiếc chiếu ngà voi có thể lên tới 20 triệu NDT (khoảng 68 tỷ đồng).
Chiếc chiếu ngà voi đã được phục chế và đang được trưng bày tại bảo tàng Cố Cung.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm