Khám phá

Dòng họ đáng thương nhất Trung Quốc: Từng có 15 Hoàng đế nhưng nay lại hiếm hoi, 'địch thủ' của Gia Cát Lượng mang họ này

Trung Quốc có một họ rất “kỳ lạ”, họ này từng đã sản sinh ra 15 vị Hoàng đế và thống nhất thiên hạ hơn 150 năm, nhưng hiện tại còn chưa đến 30.000 người.

Bật mí điều phi tần nhà Thanh lo sợ nhất sau khi được hoàng đế thị tẩm / Cố Cung có hơn 70 giếng nước, tại sao hoàng đế thà trả giá cao để mua nước ở ngoài cũng không chịu uống nước trong cung?

Khi nói về dân số và họ của Trung Quốc, một điểm rất quan trọng là: Họ người từng lập nên vương triều, dân số đa phần sẽ bành trướng mạnh mẽ.

Ví dụ, sau khi Lưu Bang thành lập nhà Hán, họ Lưu từ một họ nhỏ bé đã trở thành họ lớn và hiện là họ phổ biến thứ tư ở Trung Quốc. Sau khi Lý Uyên thành lập nhà Đường, họ Lý nhanh chóng mở rộng và hiện là họ phổ biến nhất.

Cần lưu ý rằng cái gọi là “quốc họ” (họ của Hoàng đế và hoàng thất nắm quyền ở mỗi vương triều) thời phong kiến có thể bành trướng nhanh chóng, không chỉ đơn giản là nhờ vào chế độ phong địa (ban đất để người trong hoàng tộc làm chủ một vùng, Hoàng đế điều khiển từ xa) hay dân số dòng tộc hoàng thất nhiều lên, mà trên thực tế, nhiều tộc người khác cũng thay tên đổi họ, cộng thêm chế độ ban thưởng họ từ Hoàng đế.

HỌ đáng thương nhất Trung Quốc: Từng có 15 Hoàng đế nhưng nay lại hiếm hoi, "địch thủ" của Gia Cát Lượng mang họ này- Ảnh 1.

Tuy nhiên, Trung Quốc có một họ rất “kỳ lạ”, họ này từng đã sản sinh ra 15 vị Hoàng đế và thống nhất thiên hạ hơn 150 năm. Theo lý thì dân số mang họ này cũng phải mở rộng, nhưng hiện tại còn chưa đến 30.000 người - một con số vô cùng khiêm tốn khi so sánh với những họ từng là “quốc họ” như Lưu và Lý.

Đó chính là họ Tư Mã, một trong những họ hiếm gặp nhất Trung Quốc hiện đại.

Vào thời nhà Tấn của Trung Quốc, Tư Mã là "quốc họ". Tư Mã Ý - địch thủ của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc, phát động Sự biến lăng Cao Bình, kiểm soát quyền lực cai trị của Tào Ngụy, sau này nhờ sự nỗ lực của Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu, đến giai đoạn Tư Mã Viêm thì chính thức thay thế Tào Ngụy, thành lập nhà Tấn.

HỌ đáng thương nhất Trung Quốc: Từng có 15 Hoàng đế nhưng nay lại hiếm hoi, "địch thủ" của Gia Cát Lượng mang họ này- Ảnh 2.

ảnh minh họa

Nhà Tấn có tổng cộng 15 vị Hoàng đế, cai trị 155 năm. Trong số đó, Tư Mã Luân, một trong những người tham gia Loạn Bát vương, từng lên ngôi và tự xưng là Hoàng đế, nhưng thoái vị ngay sau đó. Vì vậy, các sử gia thường không ghi ông vào gia phả hoàng thất nhà Tấn. Nếu tính thêm thì nhà Tấn có tới 16 vị Hoàng đế!

Loạn Bát vương là loạn do 8 vị vương họ Tư Mã thuộc hoàng tộc nhà Tây Tấn gây ra từ năm 291 tới năm 306, thời Tấn Huệ Đế. Loạn Bát vương làm nhà Tây Tấn suy yếu trầm trọng và khởi nguồn cho sự làm loạn của các tộc người "Hồ" tại Trung Nguyên mà sử gọi là Ngũ Hồ Thập lục quốc, dẫn đến việc làm mất nhà Tây Tấn.

Vậy trong hơn 150 năm triều Tấn, tại sao dân số mang họ Tư Mã không tăng đáng kể?

 

Sau khi nhà Tấn thành lập, có thể nói là triều đại thống nhất “yếu nhất” trong lịch sử Trung Quốc. Sau cái chết của vị Hoàng đế khai quốc Tư Mã Viêm vào năm 290, chỉ 14 năm trôi qua “Ngũ Hồ Thập lục quốc” đã bắt đầu. Sau đó, tình hình thế cục hỗn loạn, năm 316, nhà Tây Tấn bị diệt vong. Về sau, dời đô về phía Nam, Tư Mã Duệ thành lập Đông Tấn.

HỌ đáng thương nhất Trung Quốc: Từng có 15 Hoàng đế nhưng nay lại hiếm hoi, "địch thủ" của Gia Cát Lượng mang họ này- Ảnh 3.

ảnh minh họa

Sau khi Đông Tấn thành lập, triều đình phải đối mặt với sự ràng buộc của các gia tộc quyền lực, hoàng quyền bị chèn ép mạnh mẽ, họ Tư Mã khó có thể hưng thịnh.

Khi đó có một câu nói nổi tiếng: “Vương dư Mã, cộng thiên hạ”. “Vương” ở đây chính là gia tộc Lang Nha Vương thị ở thời Đông Tấn, đối địch với hoàng thất lúc bấy giờ là Tư Mã thị. Câu nói trên thể hiện đúng thế cục lúc bấy giờ là “hoàng tộc Tư Mã thị và gia tộc Lang Nha Vương thị cùng hưởng chung thiên hạ”.

 

Tóm lại, nhà Tấn tuy tồn tại hơn 150 năm nhưng phải đối mặt với sự làm loạn của ngoại thù (các tộc người Hồ) và sự ràng buộc của các gia tộc bên trong. Vì vậy nhân khẩu họ Tư Mã khó có thể lan rộng như “quốc họ” của triều đại khác. Hơn nữa, do hoàng quyền của gia tộc Tư Mã thời Tấn liên tục suy giảm, cũng không tập trung vào việc phong địa cũng như ban thưởng “quốc họ”, nhiều quý tộc mang họ Tư Mã còn đổi họ để tránh bị chèn ép.

Quan trọng hơn, trong tình thế hỗn loạn giữa Nam Bắc triều, rất nhiều thành viên của gia tộc Tư Mã thị đã bị giết chết. Vì vậy, Tư Mã gia tuy có “quốc họ” nhưng người mang họ này ở thời hiện đại thật sự khá hiếm!

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm