Khám phá

Dòng họ nào của Việt Nam có tới 33 người làm Vua trong lịch sử: Có vị vua chỉ lên ngôi được 3 ngày?

Bạn có thắc mắc triều đại nào là triều đại có nhiều vị vua nhất trong lịch sử Viêt Nam, có những vị vua chỉ lên ngôi được 3 ngày đã bị ám sát bởi người thân.

Ngày xưa, tại sao khi được vua ban chết lại phải tạ ơn? / Những sở thích quái đản của vị vua ‘nát’ nhất lịch sử Trung Quốc: Dọa gả mẹ ruột cho người cao tuổi?

Xuyên suốt lịch sử của Việt Nam, nước ta đã trải qua nhiều triều đại với các đời vua khác nhau, trong đó có những triều đại tồn tại lâu nhất với nhiều người làm vua nhất. Triều đại nói tới ở đây là người họ Lê, họ có tới 390 năm trị vì, gồm 2 triều đại: Nhà Tiền Lê trị vì 29 năm )980-1009), nhà Hậu Lê 361 năm (1428-1789).

Theo sách ‘Việt Nam sử lược’ cả 2 triều đại Tiền Lê và Hậu Lê đều khởi phát từ Thanh Hóa ngày nay. Vị vua mở đầu cho mỗi triều đại là Lê Hoàn và Lê Lợi. Trong khoảng thời gian nhà Lê trị vì, Lê Hiển Tông là vị vua có thời gian trị vì lâu đời nhất lên tới 46 năm từ 1740-1786. Vị vua này nổi danh là người nắm giữ nhiều kỷ lục như phát hành tới 16 loại tiền, trở thành vị vua phát hành nhiều tiền nhất trong các vua chúa Việt Nam. Ông cũng là người quan tâm tới học hành thi cử, cho mở ra nhiều khoa thi nhất trong lịch sử Việt Nam. Trong khoảng thời gian ông trị vì có tới 16 khoa thi và lấy đỗ 131 tiến sĩ.

Vua Lê Hiển Tông có thời gian trị vì lâu nhất.

Đây còn là vị vua cho ban hành bộ luật tố tụng đầu tiên của nước Việt. Những điều lệ được ban hành bao gồm quy định kiện tụng, quy định thẩm quyền các cấp xét xử.

Trái ngược với Lê Hiển Tông thì Lê Long Việt (Lê Trung Tông, con vua Lê Đại Hành) là người có thời gian trị vì ngắn nhất chỉ 3 ngày, ông được cho là bị Lê Long Đĩnh lật đổ.

Ảnh minh họa

Vị vua này được vua Lê Đại Hành lập thành Thái Tử, sau khi vua Lê Đại Hành mất, các con của vua đã nổi dậy tranh đoạt vương vị. Phải mất một thời gian Lê Long Việt mới lên được ngôi, thế nhưng chưa ngồi được bao lâu và làm được việc gì xứng với chức phận của mình đã bị ám hại một cách tiếc nuối. Việc Lê Trung Tông bị Lê Long Đĩnh giết diễn ra như thế nào? Theo Toàn thư ghi ta được biết: “Sau Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông”. Sau này thời Pháp thuộc, khi viết sử nước Nam ta với cuốn Đại Nam quốc lược sử (Abrégé de l’Histoire d’Annam), Alfred Schreiner ghi thế này: “lại, qua ngày thứ ba sau khi lên ngôi, người bị mấy ông hoàng đó cho quân hoang giết đi. Trong truyện gọi là Lê Trung Tông”.

Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, xếp 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam theo thứ tự thời gian, trong đó có 2 vua Lê gồm Lê Hoàn, và Lê Lợi (Lê Thái Tổ).

Ảnh minh họa

Anh hùng giải phóng dân tộc Lê Lợi - chủ soát tối cao và là linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ông đã chối bỏ mọi quyền riêng tư để mưu đồ việc lớn, tư tưởng của ông được ghi lại tại Khu Di tích lịch sử quốc gia ngày nay “... tuy gặp buổi loạn to mà chí càng thêm vững. Giấu mình ở núi Lam Sơn, làm nghề cày cấy. Vì căm giận bọn cường tặc tàn ngược, nên càng chuyên tâm nghiên cứu sách thao lược và dốc hết của nhà để hậu đãi tân khách”.

 

Vua Lê Lơi - linh hồn của khởi nghĩa Lam Sơn. Ảnh minh họa.

Lê Lợi là người có tài năng và đức độ, nhiều người có tài tìm đến Lam Sơn xin được nương thân và làm gia nô cho Hào trưởng Lê Lợi. Có nhiều tướng lĩnh tài giỏi, trung kiên và đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trong cuộc khởi nghĩa.

Họ Lê Việt Nam theo chiều dài lịch sử đã được hình thành từ rất sớm, mang nét đặc thù thuần Việt như trong một số nghiên cứu của một số tác giả. Họ Lê Việt Nam đã định cư khu vực đồng bằng sông Mã, vùng ven biển Ninh Bình từ rất lâu đời.

Theo SHTT&ST
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm