Ngày xưa, tại sao khi được vua ban chết lại phải tạ ơn?
Giethoorn - Ngôi làng đẹp như bức tranh thủy mặc / Những nét đặc trưng về văn hóa, lịch sử của thổ dân ở Úc
Thời cổ đại, nếu hoàng đế ban chết cho ai đó thì người này phải bày tỏ lòng biết ơn. Chính vì vậy, có nhiều người hiện đại thắc mắc hoàng đế đã xử tử, tại sao bạn còn phải tạ ơn?
Thực tế, đây là một phần của lịch sử, không phải trò đùa. Thường thì khi hoàng đế ban chết cho ai đó, người này phải bày tỏ lòng biết ơn. Ví dụ, vào thời nhà Đường, Liu Yi Zhi đã bị Võ Tắc Thiên ra lệnh “chết tại gia”. Không chỉ tạ ơn, Liu Yi Zhi còn viết hẳn một bức thư để thể hiện lòng biết ơn của bản thân.
Vậy người bị vua ban chết tại sao lại phải biết ơn? Có 2 nguyên nhân chính được đưa ra:
Thứ nhất, nếu không biết ơn, người đó có thể chọc giận hoàng đế, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Trong thời cổ đại, quyền lực của hoàng đế rất lớn. Việc không tuân lệnh và bày tỏ lòng biết ơn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như cả gia đình bị xử tử.
Thứ hai, nghe có vẻ kỳ quái nhưng thời xưa coi việc ban chết là một đặc ân. Mặc dù đây thực tế là án tử nhưng người ở thời cổ đại lại xem nó là đặc quyền, chỉ dành cho tầng lớp quý tộc, đại thần và các phi tần, không phải ai cũng được hưởng.
Tại sao vua ban chết lại là đặc quyền? Ví dụ như trong triều Thanh, trước khi Hàm Phong đế qua đời, do Đồng Trị còn nhỏ nên ông đã ra lệnh cho 8 vị đại thần giúp đỡ Tân đế sự vụ. Tuy nhiên, những vị đại thần này không được thụ lý quyền lực lâu bởi họ đã bị Từ Hi Thái hậu đánh bại. 8 người họ, kẻ thì bị trục xuất, người bị sa thải. 2 người trong số này bị ban chết.
Cùng là xử tử nhưng nếu ban chết thì người đó được lựa chọn giữa tự vẫn hoặc uống thuốc. Điều này không chỉ giữ được phẩm giá mà còn giúp họ toàn thây. Trong khi đó, trường hợp bị đưa ra pháp trường xử trảm sẽ bị mất phẩm giá, cơ thể không trọn vẹn. Như vậy, được vua ban chết chẳng phải là một đặc quyền hay sao?
Nhìn chung, người bị ban chết dù không hạnh phúc trong lòng, không muốn mất mạng nhưng vẫn phải nghĩ đến người thân xung quanh. Họ buộc phải bày tỏ lòng biết ơn với bề trên. Hơn nữa, trong xã hội cổ đại, vua chúa, hoàng đế được xem như thiên tử, có quyền sinh quyền sát, người bị ban chết không những phải chấp nhận mà còn phải nói lời tạ ơn.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách