Đông ngô đã dùng mưu thâm kế hiểm gì mà khiến Quan Vũ phải bỏ mạng?
Thừa biết đối thủ kém hơn mình, Quan Vũ vẫn nói với Trương Phi "Võ nghệ của người này không hề thua kém chúng ta", người này là ai? / Không phải Trương Phi hay Quan Vũ, 4 tướng lĩnh này mới thực sự là những người được Gia Cát Lượng đánh giá cao
Thời kỳ Tam quốc đầy rẫy những mưu kế, trong đó, giả bệnh cũng được coi là một trong các kế hay. Ngoài Tư Mã Ý là người giỏi ngụy trang giả ốm bệnh thì Lã Mông cũng là người áp dụng mưu kế này rất thành công, khiến đối thủ buông lỏng cảnh giác.
Mà đối thủ của Lã Mông không ai khác chính là Quan Vũ.
Áp dụng kế giả bệnh, Lã Mông khiến Quan Vũ mắc bẫy, lơ là phòng thủ
Lã Mông (sinh năm 178 mất năm 220), tự là Tử Minh, người ở huyện Phú Bì, quận Nhữ Nam (nay là Lã Gia Cương, trấn Vương Hóa, huyện Phụ Nam tỉnh An Huy).
Lã Mông là danh tướng cuối thời Đông Hán, từng theo Tôn Sách chinh chiến sa trường, nổi danh nhờ tài năng và sự dũng cảm. Sau khi Tôn Quyền kế vị, Lã Mông cũng được Tôn Quyền trọng dụng, nhờ công tiên phong phá Hoàng Tổ được phong làm Hoành Dã Trung lang tướng.
Lã Mông diệt Tào Nhân ở Nam quận, phá Chu Quang ở Hoàn Thành, được phong làm Thái thú Lư Giang.
Hình ảnh nhân vật Lã Mông trên phim.
Sau đó, ông đánh chiếm được ba quận phía Nam của Kinh Châu, lập kế dụ hàng Hác Phổ, trong trận Tiêu Dao Tân, Lã Mông yểm trợ giúp Tôn Quyền chạy trốn, chống lại Ngụy quân tại Nhu Tu Khẩu, sau trận này ông được phong làm Tả hộ quân, Hổ Uy tướng quân.
Sau khi Lỗ Túc qua đời, Lã Mông thay ông trấn thủ Lục Khẩu. Việc này cũng tức là Lã Mông phải đối mặt trực tiếp với Quan Vũ – vị tướng đứng đầu trong Ngũ Hổ tướng của Thục Hán tại Kinh Châu.
Tháng 7 năm Kiến An thứ 24 (tức năm 219), Quan Vũ dẫn quân tiến về phương Bắc, vây công Tương Dương và Phàn Thành của nhà Ngụy.
Sau khi trận Tương Phàn nổ ra, Lã Mông đã trình tấu với Tôn Quyền rằng: "Quan Vũ tấn công Phàn Thành nhưng vẫn để lại rất nhiều binh lính thủ thành, chính là bởi vì sợ thần thừa cơ tập kích hắn ở phía sau.
Nay nếu thần mắc bệnh nặng, có thể lấy danh nghĩa đi chữa bệnh, để một phần binh lực theo thần quay lại Kiến Nghiệp, Quan Vũ sau khi nghe được tin này, chắc chắn sẽ rút bớt lính thủ thành, đem toàn quân tấn công Tương Dương.
Đến lúc ấy, quân ta sẽ theo đường thủy, thừa cơ ngược dòng tấn công, nhân khi Quan Vũ không phòng bị, tập kích vào thành trống của hắn, làm như vậy chúng ta có thể giành lại được Nam quận, bắt được Quan Vũ".
Sau khi tấu trình với Tôn Quyền, Lã Mông liền loan tin mình bị bệnh nặng.
Về chuyện này, Tôn Quyền dĩ nhiên sẽ phối hợp với kế sách của Lã Mông, cho nên Tôn Quyền hạ lệnh, để Lã Mông quay về Kiến Nghiệp với lí do Lã Mông bị bệnh nặng. Quan Vũ khi hay tin này thì quả nhiên trúng kế, liền dần rút bớt quân phòng ngự điều lên Phàn Thành.
Tranh vẽ Quan Vũ.
Trước khi Lã Mông giả bệnh, Quan Vũ đã để lại hậu phương một số lượng binh lực nhất định, đây cũng là để nhằm đối phó với hành động của Lã Mông. Nhưng nay, bởi vì Lã Mông bệnh nặng, mà Lục Tốn được cử đến thay Lã Mông còn khá trẻ, thiếu kinh nghiệm, điều này đã khiến Quan Vũ dần buông lỏng phòng bị.
Cho nên, Quan Vũ đã đưa binh lực tinh nhuệ trấn thủ hậu phương lên tiền tuyến, để siết chặt vòng vây tấn công Tương Phàn của nhà Ngụy.
Tháng 11 năm Kiến An thứ 24 (tức năm 219), sau khi biết được tin hậu phương Quan Vũ phòng bị lỏng lẻo, Tôn Quyền chính thức đưa quân về phía Tây thảo phạt Quan Vũ. Theo lệnh, Lã Mông là tiên phong, dẫn theo quân bí mật xuất phát, tiến vào Tuần Dương (nay là Đông Bắc Quảng Tế thuộc Hồ Bắc).
Lã Mông để quân tinh nhuệ mai phục trong thuyền giả làm thuyền buôn, lệnh cho binh sĩ mặc áo trắng, hóa trang làm thương nhân, chiêu mộ dân chúng chèo thuyền, đi ngày đi đêm, ngược sông để tiến thẳng về Giang Lăng, tất cả đều được tiến hành bí mật.
Lã Mông giả làm thương nhân vượt sông, khiến cho quận huyện Kinh Châu do Quan Vũ trấn thủ dần rơi vào tay Đông Ngô. Sau khi biết được tin hậu phương thất thủ, Quan Vũ lập tức dẫn quân quay về.
Tuy nhiên, vì hai phía giáp địch, Quan Vũ bại trận phải chạy đến Mạch Thành. Tháng 12, Quan Vũ dẫn theo một đội kỵ binh, đột phá vòng vây tại Mạch Thành, chạy về phía Tây đến xã Chương (nay là phía Đông Bắc của huyện Dương), còn các thuộc hạ khác đều đầu hàng Tôn Quyền.
Hình ảnh nhân vật Tôn Quyền trên phim.
Tôn Quyền cử Chu Nhiên, Phan Chương chặn đường Quan Vũ, cha con Quan Vũ bị bộ tướng của Phan Chương là Mã Trung bắt được. Kinh Châu thuộc về tay Đông Ngô như đã định.
Trong thời kỳ Tam quốc, không chỉ có Lã Mông dùng mưu giả bệnh lừa được Quan Vũ mà còn có Tư Mã Ý là người cũng rất thành công với âm mưu này.
Cho dù là Tư Mã Ý giả bệnh hay Lã Mông giả bệnh cũng đều thành công lừa được đối thủ, đạt được kết quả như mong muốn. Đợi đến khi đối thủ buông lỏng cảnh giác, Tư Mã Ý đã giết được Tào Sảng – kẻ vốn dĩ đang chiếm thể thượng phong, còn Lã Mông thì giết được Quan Vũ từng đánh chìm thất quân, danh chấn Trung Nguyên.
Việc Tào Sảng và Quan Vũ bị giết có tác động rất lớn đến tình hình cục diện thời Tam quốc. Tào Sảng chết khiến giang sơn Tào Ngụy đổi chủ, rơi vào tay nhà họ Tư Mã, còn Quan Vũ đã khiến Thục Hán rơi vào con đường suy vong, khiến cho Thục Hán trở thành thế lực yếu nhất trong ba nước thời Tam quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh
Loài cua là động vật chân đốt sống trên cạn lớn nhất thế giới : Có thể dài tới 1m, giá 6-7 triệu /kg
Mỹ: Xuất hiện sinh vật kỳ lạ viết lại lịch sử loài khủng long
Tiết lộ 1 nơi ở Trung Quốc, nơi 'vàng' mọc trên cây